Hỏi - đáp: Thuốc bảo vệ thực vật và những lưu ý?

Hỏi - đáp: Thuốc bảo vệ thực vật và những lưu ý?

Phun thuốc bảo vệ thực vật - Ảnh minh hoạ
----------------
Nông dân hỏi:
----------------
- Tại sao thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường?
- Xin chuyên gia cho biết các dạng thuốc bảo vệ thực vật có trên thị trường?
- Những điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật?
- Những điểm lưu ý khi đọc nhãn thuốc bảo vệ thực vật?
- Xin chuyên gia cho biết triệu chứng tổng quát khi ngộ độc thuốc và cách sơ cấp cứu?
---------------------
Chuyên gia trả lời:
--------------------
- Tại sao thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường?
+ Thuốc rò rỉ, rơi vãi khi lưu chứa trong kho, khi vận chuyển, pha trộn và phun nước.
+ Không xử lý các bao bì, chai, lọ đựng thuocs sau khi sử dụng trên đồng ruộng.
+ Rửa các dụng cụ chứa thuốc, bơm thuốc dư thừa vào nguồn nước hoặc đổ ra ven đường.
  Lưu ý:
. Không sử dụng thuốc gần các nguồn nước cho ăn, uống và ao hồ nuôi cá.
. Thuốc còn dư sau khi phun, cần pha loãng ra 10 lần, phun tiếp trên cây trồng, không đỏ bỏ vào môi trường.

- Xin chuyên gia cho biết các dạng thuốc bảo vệ thực vật có trên thị trường?
  Thành phần quan trọng nhất trong thuốc bảo vệ thực vật là hoạt chất (a.i). Hoạt chất của thuốc không chỉ giết dịch hại mà còn nguy hiểm chết người. Hoạt chất của thuốc thường ở dạng đậm đặc mà người sử dụng không nhìn thấy được. Do đó, trong nhà máy người ta phải pha trộn hoạt chất với các phụ gia không độc hại ở thể lỏng dung dịch, nhũ dầu, bột, hạt, cốm... Sau khi gia công gọi là thành phẩm và có thể đóng vào chai, bao bì để phân phối sử dụng. Các loại thuốc có thể pha loãng trước khi phun.

- Những điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật?
   Thuốc bảo vệ thực vật là thuốc độc. Độc đối với người, sinh vật và làm ô nhiễm môi trường. Người sử dụng thuốc phải biết được tính năng độc hại của các loại thuốc và cần phải được tập huấn để phòng ngừa và xử lý tai nạn rủi ro. Nhân viên phân phối thuốc và người bán thuốc phải hướng dẫn cách sử dụng thuốc cho khách hàng. Nên nhớ: Không cho phép người không biết sử dungjt huốc đi phun xịt thuốc. Cấm trẻ em và gia súc đến gần dụng cụ phun thuốc khi chưa được lau chùi sạch sẽ.
- Những điểm lưu ý khi đọc nhãn thuốc bảo vệ thực vật?
  Hướng dẫn sử dụng thuốc phải ghi rõ bằng tiếng địa phương trên mỗi loại thuốc. Nếu nhãn thuốc không có phần hướng dẫn sử dụng thì phải có kèm theo tờ bướm hướng dẫn phụ. Phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi phun thuốc.
  Các điểm quan trọng cần lưu ý trên nhãn thuốc là:
+ Tên thương mãi, tên hoạt chất, công ty nào sản xuất?
+ Thuốc này phòng trừ loại dịch hại gì? Trên cây trồng gì?
+ Phương pháp sử dụng như thế nào?
+ Độ độc thế nào đối với người sử dụng?
+ Phòng độc như thế nào?
+ Những mặt nào cần chú ý để ngăn ngừa?
+ Có dư lượng nguy hiểm không? Thời gian cách ly an toàn sau khi phun?

- Xin chuyên gia cho biết triệu chứng tổng quát khi ngộ độc thuốc và cách sơ cấp cứu?
+ Triệu chứng ngộ độc: choáng váng, khó chịu, đau đầu, buồn nôn, dị ứng da, mắt và mũi. Trường hợp nặng hơn là bị đau, quặn ruột, tim đập nhanh, khó thở, run rẩy, nôn mửa và bệnh tình có thể tăng lên.
   Trong khi chờ bác sĩ hoặc chờ đưa đến bệnh viện cần làm các bước sau:
. Thay quần áo cho người bị ngộ độc, lau rửa thân thể sạch sẽ.
. Rửa mắt ngay bằng nhiều nước, ít nhất là 10 phút nếu mắt bị nhiễm độc.
. Không được uống rượu, sữa khi ngộ độc.
. Để bệnh nhân nơi mát, yên tĩnh, thoải mái, xa vùng bị nhiễm độc.
. Đưa ngay đến bệnh viện, chỉ cho bác sĩ nhãn thuốc, loại thuốc và tình trạng ngộ độc (do ăn, uống, hít thở hay tiếp xúc...).
. Sau khi khỏi bệnh, cần được nghỉ ngơi trong vài tuần. Nếu bệnh nhân trở lại làm việc quá sớm, sẽ bị ngộ độc nặng hơn.

Previous Post
Next Post

post written by:

Cửa hàng Vật Tư Nông Nghiệp - Chinh Garden ra đời giúp bạn LÀM VƯỜN một cách ĐƠN GIẢN, NHANH CHÓNG và HIỆU QUẢ.

0 Comments: