------------------
Nông dân hỏi:
------------------
Tôi nghe nói về bệnh thối khô củ khoai tây, lại có cả bệnh thối ướt củ koai tây. Chúng có gì giống và khác nhau? Cách phòng trị thế nào?
-----------------------
Chuyên gia trả lời:
-----------------------
Khoai tây - Ảnh minh hoạ |
Cả hai bệnh này đều chủ yếu gây hại trong giai đoạn cất giữ, bảo quản để giống. Bệnh thối khôiz hại phổ biên sở những nơi bảo quản kém và gây ra tổn thất lớn.
Lúc đầu, trên củ khoai tây xuất hiện các vết bệnh nhỏ, hình dạng khác nhau, màu xám tro hoặc nâu, hơi lõm xuống. Vết bệnh trên trong màu nâu, khô xốp, sau lan dần hết củ. Vỏ củ ở vết bệnh nhăn nheo tạo thành những vòng tròn, nổi lên lớp nấm màu trắng xám hoặc vàng hoặc hơi hồng. Ruột củ bị bệnh dần dần thối khô, màu nâu sẫm, sần sùi. Khi độ ẩm thấp, các củ thối khô rắn chắc, vỏ nhăn nheo, tóp lại, ruột khô thành lớp bột trắng bẩn, có nhiều lỗ.
Bệnh thối kho do nhiều loại nấm thuộc loài Fusarium SP gây ra, chủ yếu là nấm Fusarium solani. Bệnh phát sinh phát triển nặng nhẹ phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện khí hậu và ngoại cảnh trong thời gian bảo quản. Điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển là nhiệt độ 17 – 25 độ C, độ ẩm không khí 50 – 80 %, nơi bảo quản ẩm thấp. Bệnh xâm nhập chủ yếu qua các vết xây xát trên củ.
Bệnh thối ướt củ khoai tây biểu hiện ban đầu là hình tròn nhỏ, đường kính 3 – 5 mm, màu tối nâu Khi ấn mạnh sẽ có nước bên trong chảy ra. Điểm bệnh phát triển rộng, có khi toàn bộ củ bị bệnh. Củ bị bệnh, thịt củ thối rữa, chảy nước, chỉ còn lại vỏ mỏng nhăn nheo. Nếu bệnh thối ướt do cả vi khuẩn và nấm gây ra, nước chảy ra càng nhiều và có mùi hôi thối rất khó chịu.
Bệnh này phát triển mạnh trong các tháng 7, 8 khi nhiệt độ cao, độ ẩm không khí bão hoà, củ khoai bị xây xát.
(*) Biện pháp phòng trừ cả hai bệnh thối khô và thối ướt củ khoai tây như sau:
- Không lấy những củ khoai tây ở những ruộng bị bệnh mốc sương, đốm vòng để làm giống vụ sau.
- Thu hoạch khoai để làm giống vào những ngày khô ráo, tránh xây xát trong khi vận chuyển.
- Sau khi thu hoạch nên rải (xếp) củ thành một lớp dày khoảng 10 cm để hong khô trước khi đưa vào kho cất giữ. Vào cuối tháng, chọn lại một lần nữa, loại bỏ những củ bệnh rồi mới đưa lên giàn. Tránh xếp khoai chồng chất nhiều củ lên nhau, nên xếp thành từng lớp trên giàn để giảm nhẹ mức độ bị bệnh.
- Nơi để giống phải cao ráo, thoáng mát.
- Theo dõi kiểm tra thường xuyên trong quá trình để giống để chọn bỏ những củ bị bệnh và phun trừ dịch bệnh.
- Làm vệ sinh sạch sẽ giàn để giống, phun khử trùng bằng BoócĐô 1 % hoặc rắc TMTD hoặc vôi bột trước khi xếp khoai lên giàn.
Giáp Kiều Hưng
0 Comments: