Hỏi - đáp: Dịch hại gây thiệt hại ra sao trong lĩnh vực nông nghiệp

Hỏi - đáp: Dịch hại gây thiệt hại ra sao trong lĩnh vực nông nghiệp

Ruồi vàng - Minh hoạ loại côn trùng gây hại đối với nông nghiệp
----------------
Nông dân hỏi:
----------------
- Dịch hại gây thiệt hại ra sao trong lĩnh vực nông nghiệp?
- Trong vấn đề bảo vệ cây trồng, sử dụng thuốc hoá học có lợi, hại ra sao?
- Cách tính độ độc của thuốc đối với sinh vật?
---------------------
Chuyên gia trả lời:
---------------------
- Dịch hại là những loài sinh vật và vi sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản, chúng có khả năng làm thất thu năng suất hoặc làm giảm phẩm chất nông sản. Các loại dịch hại thường thấy là sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột, nhện đỏ, tuyến trùng... Qua thống kê cho thấy thiệt hại do sâu chiếm 13,8%, do bệnh 11,6%, do cỏ dại 9,5% và phần còn lại do các nguyên nhân khác.

- Ưu điểm khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:
+ Diệt dịch hại nhanh, có khả năng chặn đứng được sự tàn phá của sâu bệnh hại.
+ Cho kết quả rõ rệt, triệt để.
+ Thường nâng cao năng suất, phẩm chất nông sản một cách đáng kể.

- Bên cạnh ưu điểm thì vấn đề sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng có những nhược điểm sau:
+ Dễ gây độc cho người áp dụng thuốc.
+ Để lại dư lượng trong nông sản.
+ Gây ô nhiễm môi trường sống
+ Lưu tồn lâu trong đất, nước, sinh vật...
+ Gây nên hiện tượng kháng thuốc.

- Để tính độ độc của thuốc, người ta sử dụng giá trị LD50 để biểu thị tính độc của từng loại thuốc bảo vệ thực vật, được dùng để so sánh độ độc giữa những loại thuốc với nhau. LD50 là liều gây chết 50% cá thể dùng trong thí nghiệm, thường là chuột. LD50 có thể được thí nghiệm thông qua miệng hoặc da. Đơn vị là mg hoạt chất/Kg trọng lượng vật đem thí nghiệm, giá trị này càng nhỏ thì độ độc càng cao.

Nguồn: 101 câu hỏi về bảo vệ thực vật
Previous Post
Next Post

post written by:

Cửa hàng Vật Tư Nông Nghiệp - Chinh Garden ra đời giúp bạn LÀM VƯỜN một cách ĐƠN GIẢN, NHANH CHÓNG và HIỆU QUẢ.

0 Comments: