1. Chăm sóc cây rau:
Hạt giống rau trước khi đem gieo phải thử sức nảy mầm của hạt và phải được xử lý bằng cách ngâm nước nóng, nước tro bếp nhằm tiêu độc, kích thích hạt mau nẩy mẩm.
Một biện pháp chăm sóc cho rau: tưới nước - Ảnh: Laocai |
Trộn hạt với tro bếp, gieo đi gieo lại 2-3 lần, khi gieo phải đều tay để hạt phân rải đều trên mặt đất. Hạt giống gieo xong nên phủ trấu hoặc rơm rạ lên trên mặt luống để khi tưới nước không nhấn chìm hạt giống vào sâu trong đất. Rơm rạ trước khi phủ có thể băm nhỏ thành từng đoạn dài 4-5 cm, để sau này khỏi phải dỡ và tránh được gãy mầm. Nếu làm mái che, khi hạt nảy mầm nhô lên khỏi mặt đất thì phải mở mái che, cho đủ ánh sáng để cây được mập khoẻ.
Cây rau sau khi trồng độ 15-20 ngày, tiến hành làm cỏ kết hợp với xới xáo, vun gốc, phủ váng đất. Xới xáo đất có tác dụng làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, phá vỡ đoạn đầu những ống dẫn nước nhỏ li ti từ dưới sâu lòng đất lên mặt đất, nhằm hạn chế nước bốc hơi nhiều, giảm khô hạn.
Phá váng là dùng cuốc băm nhỏ những mảnh đất mỏng, váng được tạo thành sau những trận mưa rào, rồi nắng to.
Các loại rau ăn quả như: cà chua, bí xanh, dưa chuột... phải được bấm ngọn, vặt bớt lá già, úa ở phần gốc, tỉa định cây để tiếp tục chăm sóc. Đối với các loại rau thân leo, cần phải được làm giàn để cây leo và thả quả xuống giàn, để quả không bị vẹo, quả thẳng đều và đẹp.
2. Phòng trừ sâu bệnh:
Cây rau cũng giống như các loại cây trồng khác, khi phát hiện sâu bệnh gây hại, cần tiến hành diệt trừ ngay.
Để phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, trước hết phải dùng các phương pháp canh tác như: cày, cuốc kỹ, phơi đất ải trắng, làm vệ sinh vườn, nhặt bỏ rác rưởi, cỏ dại, cành lá úa khô, những cành lá thân bị nhiễm bệnh.
Cần chú ý phát hiện bệnh và mô tả bệnh chính xác, sau đó tới các trạm bảo vệ thực vật, quầy thuốc thú y xin ý kiến rồi tiến hành mua thuốc về phun.
Thu hoạch sau khi thuốc đã phân huỷ 20 - 30 ngày, tuỳ từng loại thuốc. Khi ăn phải được ngâm trong nước rửa pha muối. Đối với rau ăn củ, khi thấy củ nảy mầm nên bỏ đi (đặc biệt là khoai tây, bởi khi củ mọc mầm tạo ra nhiều chất gây độc trong mầm, trong củ.
Nếu bạn thấy thông tin trên website này hữu ích với bạn hãy like hoặc để lại comment trên bài viết để giúp website phát triển cũng là để thông tin hữu ích dễ dàng tiếp cận được với độc giả khác. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Nếu muốn theo dõi thông tin thường xuyên và theo cách dễ dàng hơn, hãy trở thành fan của chúng tôi để trở thành độc giả thân thiết. Cảm ơn.
0 Comments: