Trong những tiến bộ mới về công nghệ tưới nông nghiệp trên thế giới hiện nay. Nó được triển khai ứng dụng rộng rãi ở hầu hết những nước có nền nông nghiệp kỹ thuật cao phát triển như, Israel, Nhật Bản, Mỹ, Canada, Tây Ban Nha, Hà Lan …
Kỹ thuật tưới nhỏ giọt cũng đã được ứng dụng tại Việt nam trong vòng vài năm năm trở lại đây. Và nó đang trở thành yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta.
Đối tượng sử dụng tới nhỏ giọt:
Mô hình hệ thống tưới - Ảnh:hethongtuoi.net |
+ Trồng cây ăn trái
+ Trồng thủy canh
+ Trồng công nghiệp
+ Trồng rau ngoài trời và trong nhà kính
+ Trồng hoa
+ Trồng nho làm rượu vang
Tưới nhỏ giọt (Drip irrigation/ Strickle irrigation) là dạng tưới tiết kiệm nước hay còn gọi là vi tưới (micro irrigation). Tưới nhỏ giọt đưa nước trực tiếp trên mặt đất đến gốc cây trồng liên tục dưới dạng từng giọt nhờ các thiết bị tưới đặc trưng tạo giọt. Tưới nhỏ giọt tự động nông nghiệp giúp tiết kiệm nước, tiết kiệm điện và hao phí lao động tạo ra sản phẩm. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hệ thống tưới nhỏ giọt tự động trong nông nghiệp chưa phổ biến, một phần do gánh nặng chi phí đầu tư ban đầu so với mức thu nhập và do việc tiếp cận có phần hạn chế về kỹ thuật tự động của bà con nông dân.
1. Ưu điểm tưới nhỏ giọt:
- Tưới nhỏ giọt đảm bảo phân bố độ ẩm đều trong tầng đất nông nghiệp canh tác, tạo điều kiện thuận lợi về chế độ không khí, nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn, quang hợp.. cho cây trồng.
- Tưới nhỏ giọt cung cấp một cách đều đặn lượng nước tưới cần thiết nhưng tránh được hiện tượng tập trung muối trong nước tưới và trong đất, khắc phục hiện tượng bạc màu, rửa trôi đất trên đồng ruộng.
- Tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước đến mức tối đa, giảm đến mức tối thiểu các tổn thất lượng nước tưới do bốc hơi, thấm...
- Tưới nhỏ giọt không gây ra hiện tượng xói mòn đất, không tạo nên váng đất đọng trên bề mặtvà không phá vỡ kết cấu đất.
- Tưới nhỏ giọt đảm bảo năng suất tưới, năng suất lao động được nâng cao không ngừng vì có khả năng cơ khí hóa, tự động hóa nông nghiệp ở khâu nước tưới. Tưới nhỏ giọt tạo điều kiện cho cơ giới hóa, tự động hóa thực hiện tốt một số khâu như phun thuốc trừ sâu, bón phân hóa học kết hợp với tưới nước.
- Tưới nhỏ giọt phụ thuộc rất ít vào các yếu tố thiên nhiên như độ đốc của địa hình, thành phần và cấu trúc đất tưới, mực nước ngầm nông hay sâu, ảnh hưởng của sức gió... Tưới nhỏ giọt phù hợp với mọi địa hình nông nghiệp Việt Nam
- Tưới nhỏ giọt sử dụng cột nước áp lực làm việc thấp, lưu lượng nhỏ nên tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí vận hành.
- Tưới nhỏ giọt góp phần ngăn chặn sự phát triển của cỏ dại quanh gốc cây và sâu bệnh vì lượng nước chỉ cung cấp làm ẩm gốc cây.
- Tưới nhỏ giọt cung cấp nước thường xuyên, duy trì chế độ ẩm thích hợp theo nhu cầu sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng công nghiệp, cây trồng công nghiệp. Nhờ đó, cây sinh trưởng tốt, phát triển nhanh, đạt năng suất cao.
2. Nhược điểm tưới nhỏ giọt:
- Hệ thống ống tưới nhỏ giọt hay bị tắc nghẽn do bùn cát, rong, tảo, tạp chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng không hòa tan... Chính vì vậy, nguồn nước tưới của hệ thống tưới nhỏ giọt cần phải được xử lý qua bộ lọc.
- Tưới nhỏ giọt hông có khả năng làm mát cây và cải tạo vi khí hậu như tưới phun mưa, không có khả năng rửa lá giúp cây quang hợp tốt.
- Tưới nhỏ giọt cần phải có vốn đầu tư ban đầu, người đầu tư phải có trình độ tiếp cận kỹ thuật tưới.
Khi tưới nhỏ giọt bị gián đoạn, cây trồng sẽ xấu đi nhiều so với các phương pháp tưới khác.
3. Video demo
Dưới đây là video giới thiệu về bỏ nhỏ giọt gia đình của công ty Irritech - Isarel
4. Hướng dẫn tự làm một bộ nhỏ giọt đơn giản tại nhà:
Với những người có thời gian rảnh (hoặc hưu trí), việc trồng vài khay rau hoặc chậu cảnh để giải trí hay trang trí trong nhà thì việc tưới nước hàng ngày khá là đơn giản và nhẹ nhàng hoặc nếu ai không siêng tưới nước cho cây lắm thì chỉ cần ra mua thiết bị dùng cho việc tưới nước nhỏ giọt từ bình nước suối nhỏ về cắm vào chậu là được rồi (1 cái như vậy giá khoảng 20 ngàn, tham khảo tại Công ty Gino - Võ Thị Sáu).
Còn với các bạn là viên chức lương ba cọc ba đồng hoặc với những người muốn tận dụng khoảng sân tại nhà để trồng cây cảnh hay rau để cải thiện chất xanh cho gia đình (nhiều hơn 10 khay,chậu hoặc thùng...), thì việc tưới nước cho cây trong khi phải đi làm suốt ngày (đường về lại hay kẹt xe, chưa nói thỉnh thoảng bạn bè rủ đi nhậu sau giờ làm nữa), hoặc khi phải đi công tác đột xuất vài ngày cũng là vấn đề lớn, nhất là trong mùa nóng này chỉ cần đi từ sáng tới chiều về nhìn mấy cây con héo queo vì thiếu nước là thấy xót cả ruột.
Tham khảo thông tin trên internet thì chỉ thấy giới thiệu các hệ thống tưới tự động quy mô lớn, còn với quy mô gia đình toàn là công nghệ cao nhập từ nước ngoài: Israel, Úc, Áo, Mỹ... (nói là quy mô gia đình chứ diện tích cũng tính từ cả 100m2 trở lên chớ không phải như ở khoảng sân 2,5m x 5m như của mình đâu), còn giá để trang bị các hệ thống tự động công nghệ cao có đầu dò độ ẩm này thì miễn bàn với những người trồng rau nghiệp dư như mình.
Sau 1 thời gian mày mò thử nghiệm, hôm nay mình post lên đây hướng dẫn tự làm một hệ thống tưới nhỏ giọt đơn giản với chi phí không cao và cách làm thì cũng không có gì khó lắm, chỉ cần bạn biết cách cầm khoan và cưa ống nước (= nhựa) là đủ rồi, với ai đã từng biết bắt điện và sửa nước ở nhà là OK. Hệ thống tưới ở nhà mình với 30 dây tưới, 6m ống, van và các thứ linh tinh tốn khoảng 200.000vnđ + 2 giờ làm việc - thời điểm tháng 02/2010.
2/ Lưỡi cưa sắt (cũ cũng được)
3/ Keo dán ống nước PVC
4/ Mũi khoan sắt: 1 mũi 3 li (hoặc 4 li – dùng để khoan mồi) và 1 mũi 6 li.
5/ Van + Ống nước (21 hoặc 27 li tùy nhà) + co, nối, bít ống.
6/ Dây truyền dịch loại của Việt Nam (khoảng 2.500vnđ – 3.500vnđ/1 dây – ra hiệu thuốc tư nhân lúc nào cũng sẵn.
Hệ thống van, co, nối và ống nước thì tùy theo kích thước của từng nhà mà bạn mua và thiết kế theo thực tế, tham khảo giá ở các tiệm dụng cụ điện, nước gần nhà. Chỉ duy nhất dây truyền dịch nếu bạn nào không biết chỗ bán thì ra đường Tô Hiến Thành, chỗ mấy kiosque bán thiết bị y tế dọc trường ĐH Bách Khoa mà tìm (mua loại của Việt Nam thôi cho rẻ).
Trước tiên các bạn phải làm xong hệ thống ống và van chạy dọc theo tường đến các chậu cây. (việc này tùy theo kỹ năng của bạn, nếu ai không đủ khả năng thì kêu thợ tới nhà làm cho khỏe).
* Cách làm:
Dây truyền dịch sau khi xé bọc ra thì các bạn gỡ kim tiêm và nắp đậy của nó bỏ đi (cẩn thận kim tiêm khá là bén kẻo đâm vào tay).
Đầu kia của dây truyền dịch sau khi bỏ nắp đậy bạn dùng lưỡi cưa sắt cưa nhẹ 1 vòng cách chỗ phình to nhất khoảng 0,8 cm rồi bẻ đầu nhọn bỏ đi (cẩn thận đầu nhọn này cũng bén lắm đó).
Hình so sánh 2 đầu của dây truyền dịch trước và sau khi cắt ngắn
Dùng khoan điện khoan vài lỗ 3 li (hoặc 4 li) trước trên ống nước, chú ý khi khoan đừng để xuyên qua mặt bên kia của ống, rồi sau đó dùng tiếp mũi khoan 6 li khoan tiếp các lỗ này 1 lần nữa.
Chú ý 2 điểm sau:
- Lý do khoan bằng mũi 3 li (hoặc 4 li) trước là vì do ống nước nhỏ, tròn và trơn, nếu dùng mũi 6 li khoan liền trên ống thì hay bị trợt, cho nên bạn cần khoan mồi trước bằng mũi 3 li, nếu dùng mũi khoan mồi nhỏ hơn 3 li thì mũi khoan yếu dễ bị gãy.
- Do đầu nhựa của dây truyền dịch gắn vào ống nước lớn hơn 6 li 1 tí, nên nếu bạn dùng mũi khoan lớn hơn 6 li khoan ống nước thì khi gắn dây vào thì sẽ dễ dàng nhưng chỗ gắnsẽ dễ bị rỉ nước chỗ gắn. (kích thước lấy theo dây truyền dịch do Cty Mediplast Việt Nam sản xuất).
Khoảng cách giữa các lỗ khoan sẽ tùy theo thực tế của các bạn muốn bắt bao nhiêu dây tưới trên hệ thống tưới theo chỗ đặt cây, nhưng khoảng cách giữa 2 lỗ này đừng dưới 6cm vì dưới khoảng cách này thì khi gắn dây vào ống thì các cạnh sẽ dễ bị chèn nhau (hệ thống tưới của mình thì 1 thùng mốp (30 x 50 cm) mình cho 2 dây tưới, khoảng cách giữa mỗi dây khoảng 10 - 15cm).
Bôi keo vào cạnh phía ngoài của đầu dây đã cắt ngắn của rồi nhấn mạnh vào lỗ đã khoan trên ống nước (phải nhấn mạnh tay cho đến khi nghe 1 tiếng cách là được, đừng sợ sẽ không bị bể ống hay gãy đầu dây đâu).
Đầu dây sau khi đã gắn vào ống nước (Sau khi đã gắn xong toàn bộ dây thì bạn để khoảng 30 phút cho keo khô hoàn toàn hãy mở van nước).
Và đây là hình thực tế hệ thống tưới của mình, lúc này các bạn chỉ cần chỉnh các van để nước nhỏ giọt tùy theo ý bạn.
Lần đầu tiên làm chưa có kinh nghiệm nên mình dùng đầu nhỏ (đầu gắn kim tiêm) gắn vào ống nước như hình trên, sau đó phát sinh 2 vấn đề khó chịu:
- Chỗ nối giữa ống và dây hay bị rỉ nước, phải dùng keo silicon dán nhưng cũng không triệt để.
- Ống cao su nối ở đầu nhỏ này sau 1 thời gian để ngoài trời bị lão hóa nên xì nước lung tung.
Sau đó phải làm lại theo kiểu đổi đầu gắn ống như mình vừa trình bày ở trên thì tránh được các vấn đề trên.
Chú ý:
Nếu nhà dùng bồn chứa nước riêng và từ đáy bồn nước xuống đến chỗ đặt rau hoặc cây trồng của bạn không cao (khoảng 2m như nhà mình), thì tùy theo mức nước trong bồn đầy hay lưng sẽ làm thay đổi đến áp lực nước xuống và làm ảnh hưởng đến việc tốc độ nhỏ giọt khi tưới khá lớn, bạn phải chú ý chỉnh van theo từng thời điểm nước đầy hay lưng để có lượng nước tưới vừa ý nhất cho từng dây. Nếu khoảng cách từ bồn chứa xuống tới nơi đặt vòi tưới cao (4-5m) thì việc ảnh hưởng do áp lực nước do bồn đầy hay lưng này ít thấy hơn nhiều bạn chỉ cần chỉnh 1 van lần là lượng nước tưới được ổn định.
Bồn nước và 1 góc sân nhà mình.
Với những nhà có khoảng sân nhỏ (hoặc trồng rau tại ban công trên lầu), không có sẵn vòi nước để làm hệ thống tưới như trên thì có thể tìm bình nước tinh khiết để chế tạm thành thùng tưới như phần dưới.
Lấy bình nước tinh khiết, khoan lỗ vài lỗ 6 li ở cạnh dưới của bình.
Sau đó bôi keo (dán ống nước) vào đầu dây truyền dịch (không cần phải cắt bỏ đầu nhọn nữa) và gắn vào bình.
Bình nước tinh khiết sau khi gắn xong dây, giờ bạn chỉ tìm 1 cái ghế cao để đặt thùng nước lên và đổ nước vào là xong.
Lưu ý:
Do vỏ của bình nước tinh khiết hơi mỏng nên bôi keo chỗ dán phải nhiều để mối dán được chắc, sau khi keo khô có thể tìm thêm keo dán hỗn hợp có độ cứng cao trét thêm chung quanh chỗ dán cho chắc (đừng dùng keo con voi 502 vì keo này tuy cứng nhưng rất giòn, dễ bị bung ra khi để lâu ngoài trời), cũng vì lý do vỏ bình quá mỏng nên mình cũng không dùng bình đựng dầu ăn (loại bình 5l) để chế bình tưới theo kiểu dán keo ống nước này vì để lâu dễ bị rỉ nước.
Chú ý thêm:
- Nếu cây trồng đã lớn có nhiều lá (ví dụ: khổ qua, mướp, bí…) hoặc cây đặt chỗ nào bị hứng nắng nhiều thì tốc độ mất nước của cây trong ngày trời nóng khá cao, nên bạn chỉnh tốc độ nước tưới cho cây đã lớn phải nhiều hơn là những cây khác.
- Để tránh rêu bám vào ống làm tắc ống cần sơn đen toàn bộ ống. Ngoài ra do đầu nhỏ giọt rất hay bị tắc nghẽn phải điều chỉnh nên tốt nhất là thay thế bằng ống nhỏ giọt và đầu nhỏ giọt chuyên dụng để có kết quả tốt nhất.
Ở Hà nội có thể tham khảo: http://congnghetuoi.com
Ở Tp HCM có thể tham khảo: http://www.irritech.vn
Nguồn:
- http://nhavuontaigia.com
- http://rausach.com.vn
- http://my.opera.com/nhaquevn/blog/show.dml/9484631
- http://irritech.vn
0 Comments: