Một số cách diệt chuột thông dụng
   Với người trồng rau thì ngoài các vấn nạn về côn trùng gây hại như sâu hại, bệnh hại do côn trùng gây nên thì vấn đề chuột hại cũng là một vấn đề hết sức nghiêm trọng. Chuột sinh sôi nhanh và là một trong những động vật gây hại tổn thất nặng nề đối với cây rau. Nhẹ thì giảm năng suất, nặng thì mất mùa. Do đó, phòng và diệt chuột luôn là một vấn đề được người trồng rau quan tâm.
   Có rất nhiều cách diệt chuột đã được các nhà khoa học tổng hợp thành sách. Từ những biện pháp dân gian cho đến các bạn biện pháp sinh học. Có thể kể đến là cuốn sách "100 cách diệt chuột dân gian" của tác giả Phạm Xương, "Chuột hại và biện pháp phòng trừ bằng phương pháp dân gian" của 2 tác giả Lê Vũ Lôi - Lưu Nguyên Khánh, "Hướng dẫn phòng trừ chuột hại" của tác giả Chu Thị Thơm,... Qua thống kê có thể thấy rằng có hàng trăm cách diệt chuột được các tác giả trình bày.
    Với quy mô trồng rau gia đình, để giúp quý bạn đọc có thể hạn chế tối đa vấn nạn chuột thì trong khuôn khổ bài viết này, VRS xin trình bày một số biện pháp diệt chuột phổ biến nhất và có thể áp dụng ngay.

1. Biện pháp tự nhiên: Nuôi mèo
    Mèo là thiên địch của chuột nên nuôi mèo là một biện pháp hữu hiệu nhất. Tuy nhiên vì trong gia đình hay có trẻ nhỏ nên nhiều gia đình còn cân nhắc việc nuôi mèo.
Mèo con - Ảnh minh hoạ
     Để có thể chọn được con mèo có khả năng bắt chuột tốt, nên chọn mèo có những đặc điểm sau:

(*) Chọn mèo để nuôi.
   Trong bầy mèo con đang tuổi tập ăn, ta chọn những con có các đặc điểm như sau:
- Những con hay đùa với cái đuôi của mèo mẹ một cách nhiệt tình và thường xuyên nhất (đây cũng là cách mèo mẹ dạy lũ con vồ mồi).
- Không quá hung dữ hoặc quá nhút nhát.
- Ria mép đều, dài và thẳng.
- Khóe mắt và khóe miệng sạch sẽ.
- Đuôi dài, nhọn, không cong vẹo hoặc gãy khúc.
- Hai bàn chân trước to, móng cong và sắc nhọn.
- Khi ngủ, tai vẫn hay cử động và giật mình thức giấc trước tiên khi có tiếng động.
   Những con có đủ các đặc tính như trên thì khi lớn lên ngoài việc giỏi bắt chuột, nó còn mang dáng dấp thanh tú, sang trọng và thân thiện với người nuôi.
  Ngoài ra, còn có thể chọn thêm về giới tính hay màu sắc lông tùy theo sở thích của người nuôi.

(*) Cách nuôi dưỡng và tập luyện cho mèo thêm giỏi.
- Luyện leo trèo và dẻo dai: Bằng cách đặt thức ăn trên kệ cao, có bắt cầu bằng gỗ chênh chếch 45 độ (lưu ý không dùng cầu bằng xi măng hoặc kim loại làm mèo dễ té và mòn móng).
- Thỉnh thoảng bắt chuột bỏ vào lồng kẽm cho mèo đùa giỡn hoặc cho mèo “thưởng thức” một lượng nhỏ món thịt chuột.
- Cho ăn cơm vừa đủ nhưng phải có thêm chất đạm (thịt,cá) để mèo có cơ bắp rắn chắc, cần lưu ý không cho mèo ăn mặn để kích thích sự ham bắt mồi.
- Xổ giun 2-3 lần/năm, thỉnh thoảng tắm và lau khô cho mèo vào những hôm trời nắng.
- Tập cho mèo sưởi ấm bằng cách tắm nắng thì mèo sẽ không hay nằm bếp.
- Thường xuyên vuốt ve, đùa giỡn với mèo để tạo sự thân thiện, dạn dĩ.

2. Biện pháp nhân tạo: Dùng bẫy
2.1. Bẫy dính
   Sử dụng các loại bẫy dính có sẵn trên thị trường như bẫy dính chuột Hoàng Gia, bẫy keo dính chuột An sinh Star hoặc các loại bẫy keo dính chuột hiện có trên thị trường.

Bẫy dính chuột Hoàng Gia

Bẫy dính chuột Ansinh
(*) Đặc điểm chung của loại bẫy này:
Keo trong suốt, không mùi, không độc hại.
- Độ dính của keo rất cao. Đặc biệt, keo không bị chảy khi trời nóng, không bị khô se bề mặt khi thời tiết lạnh.
- Bắt dính được tất cả các loại chuột.
- Lượng keo nhiều nên sau khi bắt được chuột, có thể gỡ bỏ chuột và tái sử dụng nhiều lần.

(*) Hướng dẫn sử dụng
- Mở bẫy ra và đặt vào giữa bẫy 1 miếng mồi thơm (như cua nướng, ốc nướng, cá nướng, thịt nướng, bánh hoặc hoa quả thơm) để nhử chuột.
- Đặt bẫy trên đường chuột chạy hoặc khu vực chuột xuất hiện cắn phá tài sản. Chú ý tránh nước hoặc bụi bẩn làm giảm độ dính của keo.
Sau khi bắt được chuột, có thể gỡ chuột ra và tái sử dụng lại bẫy.
- Lưu ý tránh để vật nuôi (chó, mèo,...) chạy qua lại khu vực đặt bẫy.
- Sử dụng xăng hoặc dầu hỏa để lau khi keo dính ra sàn nhà, quần áo, vật dụng khác (lưu ý an toàn khi sử dụng xăng, dầu).
- Bảo quản bẫy nơi khô thoáng, tránh xa tầm với trẻ em.

2.2.Bẫy nước

   Vật liệu :
- Thùng sơn nước
- Lon bia hay vật hình ống
- Que sắt,
- Ít bơ đậu phọng, hay cái gì thơm thơm hấp dẫn chuột.
- Miến ván nhỏ

Mô hình bẫy
Bẫy thực tế - nhìn bên sườn
Bẫy thực tế - nhìn bên trên
   Hoặc xem video dưới đây, các bạn sẽ tự làm cho mình một cái bẫy diệt chuột đơn giản (made in tự tui).

 

2.3. Bẫy không mồi:
   Ra ngoài mua một số bẫy diệt của vua diệt chuột Quang Thiều về và đặt bẫy. Thế là xong.
   Với biện pháp này, phải nắm vững được đường đi của chuột thì diệt chuột mới hiệu quả. Những người mới đặt bẫy sẽ khó diệt được chuột.
Bẫy chuột Quang Thiều

2.4. Bẫy lồng:
   Một là mua bẫy dạng lồng có bán sẵn như hình dưới đây:
Bẫy lồng Trung Quốc hay Việt Nam đều có

   

   Hai là nếu khéo tay bạn có thể tự tay làm được một cái bẫy như hướng dẫn dưới đây:
Bước 1 - Chế thêm các giỏ sắt có lỗ chui vừa cửa lồng chim (tận dụng)

Bước 2 - Gắn lò xo vào lá tôn

Bước 3 - Bẫy sau khi hoàn thiện nhìn bên sườn

Bước 3 - Bẫy sau khi hoàn thiện nhìn trực diện

Gia cố xung quanh lồng

Tiếp tục gia cố lồng

Bỏ mồi vào để đặt bẫy chuột nào
3. Bẫy sinh học
   Sử dụng mồi để bẫy chuột
   Để diệt chuột ta làm mồi nhử như sau:
- Hỗn hợp 1: Trộn xi măng với thức ăn chuột thích (cơm + xương + dầu ăn).
- Hỗn hợp 2: Trộn Regent (thuốc diệt kiến) với thức ăn chuột thích (cơm + xương + dầu ăn).
  Với các chất này, sau khi chuột ăn vào sẽ bị phình bụng do xi măng nở ra hoặc bị độc. Sau 1,2 hôm chuột sẽ chết.
   
   Tóm lại, với một số cách diệt chuột cơ bản trên, hy vọng quý bạn đọc sẽ áp dụng thành công. 

Nguồn và tham khảo:
- Diễn đàn hoa lan cây cảnh
- Youtube
- Gút gồ
- Diễn đàn arowana.com.vn
Previous Post
Next Post

post written by:

Cửa hàng Vật Tư Nông Nghiệp - Chinh Garden ra đời giúp bạn LÀM VƯỜN một cách ĐƠN GIẢN, NHANH CHÓNG và HIỆU QUẢ.

0 Comments: