Vì mỗi giống cây trồng sẽ có một chế độ phân bón chăm sóc khác nhau, nên bạn cần xác định và xem xét kỹ giống cây mình định trồng có đặc điểm về rễ và sinh trưởng như thế nào, và cây chỉ có thể sinh trưởng thật tốt nếu bạn dùng đúng loại đất trồng cây phù hợp. Ở đây, mình sẽ tạm chia ra thành ba nhóm cây trồng chính và cách chọn loại đất như sau.
Nhóm 1 : Cây lâu năm, rễ dài, ăn đất sâu
Những loại cây kiểng sống lâu năm thân gỗ to, tán cây lớn cho bóng mát hoặc một số loại cây có hoa như cây nguyệt quế, cây sứ, lộc vừng,..có bộ rễ lớn và cần được trồng trong một không gian đất hoặc chậu đủ lớn để rễ cây có thể phát triển tốt, hoàn thiện nhất. (Chú ý: Cây càng lớn sẽ cần chậu càng to vì thế bạn cần lưu ý quan sát để thay chậu định kỳ cho cây).
Loại đất trồng cây phù hợp với nhóm cây này nhất cần có độ tơi xốp, lượng đất thịt chiếm từ 25% đến 30% để giúp rễ cây đứng vững, không bị bật gốc khi gặp gió bão.
Nhóm 2 : Cây rễ chùm
Đây cũng là nhóm cây khá phổ biến và được trồng rộng rãi. Đó thường là những loại cây kiểng có kích thước nhỏ như cây hoa mai, cây hoa hồng, sứ thái, một số loại cây ăn quả cũng có rễ chùm,..Nhóm cây này thường có nhu cầu dinh dưỡng khá cao nên loại đất phù hợp nhất với nhóm cây này cần được bổ sung nhiều chất hữu cơ như phân bò, heo ủ hoai, phân trùn quế, bánh dầu,…và khi trồng phải chú ý đến hệ thống thoát nước cho cây để cây không bị thối rễ và sống lâu hơn.
Nhóm 3 : Cây thân thảo, rau xanh, hoa kiểng
Nhóm thực vật thảo thường có chu kỳ sinh trưởng ngắn (chỉ vài tháng đến dưới một năm), nên đất trồng không đòi hỏi quá cao hay nhiều dinh dưỡng như hai nhóm trên mà chỉ cần có độ tơi xốp để thoát nước tốt là được. Nếu bạn trồng rau sạch thì có thể xem xét sử dụng đất dinh dưỡng pha phân trùn quế hoặc đất được trộn từ nguyên liệu vi sinh đã qua xử lý để đảm bảo độ “sạch” cho thành phẩm là được.
Mọi người có thể xem thêm bí kíp trồng rau sạch tại :
Trọng lượng đất như thế nào cho phù hợp?
- Đất có trọng lượng càng nặng sẽ có khả năng giữ nước càng tốt và ngược lại
- Những loại cây cần nhiều ánh sáng mặt trời sẽ phù hợp với loại đất có trọng lượng trung bình vì chúng có khả năng giữ nước tốt hơn đất có trọng lượng nhẹ, giúp hạn chế được tình trạng bị khô do tiếp xúc nhiều với ánh nắng thường xuyên.
- Những loại cây trồng trong bóng râm (dương xỉ, cỏ lan chi,..) thích hợp với đất nhẹ hơn, vì nếu sử dụng đất có trọng lượng quá nặng, giữ nước quá cao, cây có thể chết vì bị úng, thừa đổ ẩm.
- Những loại đất quá nhẹ, chỉ bao gồm mùn cưa, than bùn và rêu có độ giữ ẩm nước rất kém, dễ gây chết cây của bạn nếu không chú ý.
- Nếu bạn trồng những loại cây chịu hạn (như xương rồng) thì những loại đất cát hoặc được pha cát cao ít chất dinh dưỡng và thoát nước tốt sẽ phù hợp hơn.
Các thành phần quan trọng của phân bón
Những loại phân bón hóa học hiện nay gồm 3 thành phần chính là NPK, trong đó là Đạm (Nito-viết tắt là chữ N), photpho (P) và Kali (K). Trên các túi phân bón thường sẽ có thông số tỉ lệ của ba thành phần này. Ví dụ, một túi phân bón NPK ghi 20-10-10 thì có thể hiểu là thành phần Đạm (Nito) gấp đôi thành phần photpho và kali. Môi loại cây khác nhau sẽ cần những tỉ lệ khác nhau như :
- Cây ăn lá cần đất chứa nhiều nito và Kali hơn (NPK tương đương 20-10-20).
- Cây cho hoa cần thành phần photpho cao hơn (NPK tương đương 10-20-10)
- Cây đang trong giai đoạn sinh trưởng mạnh cần sức khỏe và tăng khả năng kháng bệnh cần được bổ sung nhiều Kali (NPK ~ 10-10-20).
Nắm được các kỹ thuật chọn đất trồng này sẽ giúp bạn kỹ hơn trong việc chăm sóc cây cảnh và vườn nhà từ ban đầu
0 Comments: