Dưa chuột là loài rau ăn trái thường được chọn trồng tại nhà do tính chất dễ trồng và dễ chăm sóc.
Cùng Trongraulamvuon chia sẽ cách trồng dưa chuột baby đơn giản tại nhà các bạn nhé!
1. Gieo ươm hạt giống
Chúng ta có thể gieo thẳng hạt giống hoặc ngâm ủ nếu các bạn muốn kiểm soát tốt hạt giống của mình
- Ngâm hạt trong nước ấm khoảng 38º C – 45º C ( 2 sôi + 3 lạnh) trong 4-5 giờ
- Vớt hạt giống ra và để ráo sau đó ủ trong bông gòn ẩm ( hoặc vải mềm) khoảng 36 – 48 giờ, các hạt sẽ nhú mầm.
Ta cần chuẩn bị ly ươm hạt , xơ dừa đã xử lý và đất dinh dưỡng .
- Trộn xơ dừa xử lý và đất dinh dưỡng theo tỉ lệ 2:1
- Cho giá thể ươm vào 2/3 ly ươm
- Dùng bình phun sương tưới ẩm giá thể trong ly sau đó cho hạt giống vào và phủ 1 lớp giá thể trên mặt hạt giống
- Sau 3 ngày ươm các lá mầm xuất hiện ( Với hạt giống đã qua ngâm ủ)
2. Nuôi dưỡng cây con
- Sau 1 tuần cây con trong ly ươm đã cứng cáp , rễ cây ăn lan hết trong ly ươm là đến lúc chúng ta đem chúng ra túi bầu hoặc chậu Ø 16 các bạn nhé…
- Hai tuần sau khi cho ra túi bầu cây dưa đã phát triển mạnh cả về bộ rễ cũng như thân ,lá, chúng ta chuẩn bị chậu hoặc túi bầu kích thước tối thiểu là 35 x 45 cho giai đoạn sinh trưởng và ra hoa kết trái.
- Đất trồng để dùng cho giai đoạn này cần loại đất hỗn hợp tơi xốp, giàu dinh dưỡng có bán trên thị trường. Nếu các bạn dùng đất của Trongraulamvuon thì sử dụng đất sạch (loại túi 10kg).
3. Chăm sóc dưa leo baby
3.1 Bón phân, tưới nước
- Cây dưa leo baby khỏe mạnh sẽ phát triển tốt và ít bị sâu bệnh,muốn cây khỏe ngay từ giai đoạn túi bầu ta nên bón phân hữu cơ hoai mục hoặc đất dinh dưỡng ( phân trùn quế) một lớp mỏng 2-3 cm trên mặt túi bầu hoặc chậu. Có thể dùng thêm phân bón 30-10-10 phun lên lá, 7-10 ngày /lần trong 3 tuần đầu của giai đoạn cây con, hoặc phân NPK 16-16-8 phun trực tiếp lên lá .
- Tùy điều kiện và cách sáng tạo của người trồng, giai đoạn này chúng ta sẽ làm giàn cho dây dưa nhe các bạn.
- Dưa chuột baby ưa nắng, ưa nước chúng ta cần chọn nơi trồng nhiều nắng, những ngày nắng cần tưới nhiều nước ( ngày tưới đẫm 2 lần), ngày mưa nhiều cần hạn chế nước, tránh để đất ẩm ướt nhiều, dễ phát sinh sâu bệnh.
- Dưa baby rất sai trái, nên quan sát và tỉa bớt trái sâu, trái yếu để tập trung dinh dưỡng cho những trái còn lại.
3.2. Phòng trừ sâu bệnh
- Phòng bệnh: Giai đoạn cây con ( 3 tuần đầu tiên trồng trong túi bầu nhỏ) cây dễ nhiễm nấm bệnh và chết dây, chúng ta sẽ dùng nấm đối kháng trichoderma để phòng ngừa. Các bạn có thể dùng Trichmix DT dạng bột dễ hòa tan phun trực tiếp lên đất trồng 5-7 ngày / lần.
- Dưa chuột baby dễ bị sâu ăn lá, bọ cánh cam và bọ cánh chấm tấn công lá, bám vào quả non hút nhựa làm trái dễ rụng, chúng ta phải thường xuyên kiểm tra bắt hoặc đuổi chúng đi.
- Khi cây thiếu nước, thiếu dinh dưỡng thường sinh rầy rệp. Nếu chúng quá nhiều và gây hại cho cây ta có thể diệt bằng Anvado 100WP, sec saigon hay Regent 800WG kết hợp với phun phân bón qua lá để giúp cây mau hồi sức
4. Thu hoạch dưa
- Sau 45 ngày trồng chúng ta sẽ bắt đầu thu hoạch trái
- Trái dưa chuột baby vỏ mỏng màu xanh thẫm, suôn dài khoảng 10 – 12cm, hái xuống dùng ngay, giòn và ngọt.
Chúc thành công các bạn nhé!
0 Comments: