Kỹ thuật trồng sen bằng hạt trong chậu

Kỹ thuật trồng sen bằng hạt trong chậu

Cây sen ( cây hoa sen – liên hoa) có tên khoa học là Nelumbo nucifera

Sen thuộc nhóm thực vật thủy sinh sống đa niên, là thực vật có củ ( căn hành ) dài, có ngăn ngang.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Sen trồng chậu được  sử dụng trang trí cảnh quan  ngoại thất, sân vườn. Ngoài các giống sen bản xứ có màu trắng,  hồng ( giống màu hồng đậm xuất xứ từ Đồng Tháp được ưa chuộng với trồng làm cản), hiện nay thị trường còn có thêm các giống nhập nội với nhiều màu và kích thước nhỏ, gọi là sen mini.
1. Xử lý hạt giống
Chọn hạt tròn đều, to, mẩy. Dùng dao bén, cắt phần vỏ cứng ở phần đầu hạt sen ( phần đầu có vết lõm vào nhỏ). Lưu ý thao tác cắt thật chậm rãi, cẩn thận, không được để tổn thương phần nhân trắng bên trong, chỉ cắt lớp vỏ cứng ở phía đầu để hạt dễ nẩy mầm.
Ngâm hạt đã cắt phần vỏ vào trong nước ( nước phải ngập hết hạt). Mỗi ngày thay nước 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Trong khoảng thời gian 7 – 10 ngày, hạt sẽ nẩy mầm. Khi mầm dài 12 cm tiến hành trồng ra chậu.
uom hat sen nen2. Kỹ thuật trồng
2.1 Thời vụ
Sen trồng làm cảnh có thể gieo trồng quanh năm. Có 2 vụ trồng sen chính là vụ Đông xuân, vào tháng 12 đến tháng 01(dương lịch) và vụ Hè thu,từ tháng 5 đến tháng 7. Nhưng thời gian trồng tốt nhất nên vào mùa Xuân – hè.
Thời gian sinh trưởng của cây sen bắt đầu trồng đến ra hoa giao động từ 4 – 8 tháng.
2.2  Chuẩn bị vật liệu, chất trồng
Chọn chậu có đường kính 30cm trở lên, gieo số hạt tùy vào kích thước chậu, trung bình chậu với kích thước 30cm gieo 1 hạt.
Chất trồng có thể là đất sét pha với đất cát bùn theo tỷ lệ 2:1; đất thịt giàu dinh dưỡng, cũng có thể lấy bùn trực tiếp từ đầm lầy hoặc ruộng về để trồng. Nếu không có đất bùn có thể thay thế bằng đất sạch mua tứ các cửa hàng.
2.3 Trồng hạt vào chậu
Cho đất trồng đã chuẩn bị vào ½ chậu, đổ nước vào chậu rồi khuấy đều hỗn hợp. để khoảng  2-3 ngày cho bùn lắng xuống đáy chậu. Đổ bớt nước ra khỏi chậu, chừa lại lượng nước cao hơn lượng đất khoảng 10cm.
Tiến hành đặt hạt đã nẩy mầm chuẩn bị sẵn vào giữa chậu, đặt nhẹ nhàng, không nén hạt mà chỉ ấn hạt hơi lún một ít vào bùn.
2.4 Chăm sóc
– Ánh sáng : Sen ưa sáng nên đặt chậu ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời, ít nhất 6 tiếng mỗi ngày để cây quang hợp tốt.
– Bón phân : Sau khi trồng ra chậu khoảng 1 tuần thì tiến hành bón thêm một số loại phân như sau :
Phân hữu cơ : 1 muỗng cà phê nhỏ ( gói trong giấy, ấn sâu xuống bùn, cách gốc 10cm)
Phân hỗn hợp NPK : Rắc phân chậm tan vào bùn sát thành chậu, nên bón 1 tháng/lần. cây dưới 3 tháng sử dụng NPK 30-10-10; cây từ 3 tháng sử dụng NPK 20-20-20. Lượng phân tùy vào kích thước chậu, chậu 50cm sử dụng lượng phân ½ muỗng cà phê.
Chú ý : Nên bón luân phiên các loại phân, không nên bón vôi với lượng lớn để tránh cây bị xót. Thời gian bón mỗi loại nên cách xa nhau, không bón nhiều loại cùng lúc.
Vệ sinh : Nên bổ sung nước cho chậu 1-2 lần/ tuần ( tốt nhất là 1-2 ngày lần). khi bổ sung nước nên tưới để nước trong chậu chảy tràn ra ngoài.
Cắt bỏ hoa héo, tàn, lá úa, sâu bệnh. Để cây có nhiều hoa nở, cắt sát tận chân cuống tất cả các bông hoa đã tàn.
Thay chất trồng : Sau 1 năm, sen hấp thụ hết các chất dinh dưỡng trong chất trồng nên phải tiến hành thay. Nhổ sen lên, trong trường hợp bụi sen phát triển quá to, tiến hành tách bụi, rồi trồng lại.
2.5 Phòng trừ sâu bệnh
- Sâu ăn lá : Sâu ăn tạp thường xuất hiện và gây hại trong mùa nắng, chủ yếu ăn lá non đến trưởng thành. Sử dụng thuốc Alika 241SC hoặc confidor cộng dầu khoáng SK 98EC, tập trung xịt những nơi có sâu, khi sâu còn nhỏ.
– Bù lạch, rầy mềm, bọ trĩ : Đối tượng chích hút, xuất hiện quanh năm thường có mật số rất cao trong mùa nắng, tấn công hầu hết trên các bộ phận còn non của cây, chúng bám vào cuống lá, cuống hoa chích hút làm lá bị co rúm, cuống bị chay sần và quăng queo… Sử dụng luân phiên các loại thuốc Alika 247SC, reget 800, Virtako 40WG cộng với dầu khoáng SK 98EC xịt đều phía dưới lá, bông.
- Bệnh hại
Bệnh thán thu Colleetotrichum sp, gây hại nặng nhất trên cây sen tấn công trên hầu hết trên các bộ phận của cây sen như: Lá,bông,hạt,gương.
Triệu chứng : Vệt bệnh màu nâu, khô, hình hơi tròn, vết bệnh phát triển lớn le6nva2 liên kết nhau làm khô cháy một mảng lá, lá vàng úa và rụng, cây sinh trưởng kém.
Các loại thuốc đặc trị thán thư như : Ridomil 68WP; Ridozed 72 WP; Antracol 700WP.
Bệnh đốm phấn do Erysiphe polygoni, Cercospora sp, Ovularia sp và Cylindrocladium hawkesworthii.
Triệu chứng : Vết bệnh màu vàng, lồi lên trên phiến lá, sau đó chuyển sang màu đen. Bệnh làm giảm quang hợp, ảnh hưởng sinh trưởng. Trị bằng các loại thuốc trừ nấm gốc đồng.



Previous Post
Next Post

post written by:

Cửa hàng Vật Tư Nông Nghiệp - Chinh Garden ra đời giúp bạn LÀM VƯỜN một cách ĐƠN GIẢN, NHANH CHÓNG và HIỆU QUẢ.

0 Comments: