Kỹ thuật cách trồng Lan gấm

Kỹ thuật cách trồng Lan gấm

 Cây Lan gấm còn gọi là Kim tuyến liên, mộc sơn thạch tùng, lá gấm, cỏ nhung. Tên khoa học: Anoechilus roxburglihayata. Thuộc họ: Lan (Orchidaceae).

Cây Lan lá gấm có đặc điểm cao khoảng 20 cm, thân tròn có nhiều nách. Lá trơn hình trứng hay hình ê líp, mặt trên màu xanh đen, mặt dưới của lá màu tím đỏ. Cứ vào mùa Đông Xuân cây lại nở hoa màu trắng, nhụy hoa có lông rất ấn tượng. Ngoài vẻ đẹp này thì cây Lan gấm còn có tác dụng làm cây thuốc chữa được rất nhiều bệnh thông thường cho gia đình.

Do thuộc loại cây công trình, thường sử dụng nhiều trong đô thị, các công trình công cộng như trường học hoặc công viên hay đường phố, thỉnh thoảng cũng hay trồng tạo khóm hay trồng nguyên thảm dài tạo nền vàng hay đỏ nổi bật vườn nhà. Kỹ thuật trồng cây Lan gấm lại khá đơn giản không mất thời gian chăm sóc. 

Cây Lan gấm không chỉ làm cảnh mà còn có nhiều tác dụng chữa bệnh. Ảnh minh họa

Cây Lan gấm không chỉ làm cảnh mà còn có nhiều tác dụng chữa bệnh.


Điều kiện sinh sống của cây Lan gấm

Điều kiện thích hợp nhất của cây Lan gấm là trên các triền núi đá vôi, dọc theo khe suối, dưới các tán cây to trong rừng ẩm ở độ cao 500 - 1.600 m. Tuy nhiên cây vẫn có thể được trồng ở nhiều vùng đất khác nhau nhưng phải tơi xốp, thoáng khí, nhiều mùn và giàu dinh dưỡng. Cây ưa độ ẩm cao và ưa bóng râm, kỵ ánh sáng.

Kỹ thuật trồng cây Lan gấm

Cây Lan gấm được nhân giống bằng cách giâm cành. Trồng từng cây Lan gấm vào giá thể hay chậu mỗi cụm từ 3 đến 5 cây. Chú ý dùng tay ấn chặt vừa phải phần giá thể xung quanh gốc cây, rễ cây chìm hẳn trong giá thể.

Sau khi trồng xong cần dùng mảnh nilon trùm kín chậu Lan gấm trong 5 -7 ngày đầu, sau đó bỏ nilon ra. Trồng cây được khoảng 4-5 tuần, cây cứng cáp có thể cắt phần ngọn đem giâm thành cây mới. Phần gốc chăm sóc bình thường để cho ra các chồi mới ở đốt phía dưới.

Cách chăm sóc cây Lan gấm

Trồng và chăm sóc cây Lan gấm không khó, chỉ lưu ý đến môi trường sống và chế độ chăm sóc bảo dưỡng. cây Lan gấm ưa nắng, nhưng có thể sống trong râm, vì thế khi trồng ở điều kiện nào cây cũng sống được, nhưng để phát triển ổn định và có màu đậm hơn thì cần phải trồng ở nơi ánh sáng đầy đủ. Mặc dù là cây ưa ẩm, nhưng đảm bảo tính thoát nước tốt không để cây bị ngập úng, mỗi ngày tưới một lần, phun đều lên trên lá. 

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Lan gấm bằng cách giâm cành. Ảnh minh họa

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Lan gấm bằng cách giâm cành.


Việc cắt tỉa sẽ giúp cây Lan gấm nhanh lớn, kích thích ra lá và sum xuê hơn. Thực hiện việc cắt tỉa vào mùa Hè nên dùng kéo bén, cắt ngang thân, để lại khoảng 10 – 14 cm thân kể từ vị trí phân nhánh đầu tiên từ gốc cây. Sau khi cây ra hoa tiếp tục việc cắt tỉa hoặc loại bỏ các lá tàn, già hay héo úa. Sau khi cây được cắt phân nhánh vẫn tưới nước thường xuyên tuy nhiên lượng nước giảm xuống.

Sâu bệnh trên cây lá gấm/ cây tía tô cảnh:

Trồng cây Lan gấm thường mắc bệnh rệp và nấm. Khi thấy xuất hiện tình trạng này cần phun thuốc diệt trừ. Bên cạnh đó cần cẩn thận thu gom và hủy lá và thân cây bị hư hỏng, héo, biến dạng, có lá màu đen. Cách ly hoặc loại bỏ một số bụi cây bị nhiễm nghiêm trọng hoặc sâu bệnh bám nhiều không diệt được.

Tác dụng chữa bệnh của cây Lan gấm

Những nguồn tài liệu về y học của Đài loan cho thấy cây lan gấm lại là vị thuốc được coi là rất quý. Theo dược điển của Đài Loan thì cây lan gấm có tác dụng tăng cường sức khỏe, làm khí huyết lưu thông. Cây thuốc có tính kháng khuẩn, chữa các bệnh viêm khí quản, viêm gan mãn tính. Ngoài ra còn dùng chữa thần kinh suy nhược, chữa ho khan, đau họng, cao huyết áp, suy thận, chữa di tinh, đau lưng, phong thấp, làm tiêu đờm, giải độc, giải nhiệt.

Cách sử dụng là dùng cây Lan gấm cả cây tươi hoặc khô sắc uống. Liều dùng trong ngày khoảng 20 g tươi hoặc 5 g khô. 

Chữa ho khạc ra máu: Lan gấm 30g, mạch môn 25g, huyền sâm 20g, ngưu tất 15g, quyết minh tử 15g, hoài sơn 20g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Cần uống liền 5-7 thang.

Chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ: Lan gấm 25g, hoa Thiên lý 10g, hoa Nhài 12g, tâm Sen 8g, Mạch môn 15g, Huyền sâm 10g, Ngưu tất 8g, Quyết minh tử 20g, Hoài sơn 12g, Cam thảo đất 8g. Sắc uống 1 tháng chia 3 lần trong ngày. Cần uống 3-5 tháng.

Chữa kém ăn: Lan gấm 25g, Hoài sơn 10g, Liên nhục 8g, Sơn tra 6g, Trần bì 5g, Huyền sâm 20g, Quyết minh tử 5g. Sắc lấy nước thuốc chia 3 lần uống trong ngày (ngày 1 thang), cần uống 5-7 thang liền.

Previous Post
Next Post

post written by:

Cửa hàng Vật Tư Nông Nghiệp - Chinh Garden ra đời giúp bạn LÀM VƯỜN một cách ĐƠN GIẢN, NHANH CHÓNG và HIỆU QUẢ.

0 Comments: