Cách ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ ở người cao tuổi

Cách ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ ở người cao tuổi

Suy giảm trí nhớ hoặc bệnh mất trí nhớ ở người cao tuổi là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, ước tính trên thế giới hiện nay có hơn 8 triệu người mắc phải. Mất trí nhớ là thuật ngữ chỉ tình trạng não bộ hoạt động không bình thường, phổ biến ở những người cao tuổi khi não bộ đã bước vào giai đoạn “suy thoái”. Căn bệnh này khiến người bệnh nhầm lẫn, trí nhớ giảm sút, và cần phải có cách chăm sóc người già mất trí nhớ đặc biệt.

Bệnh mất trí nhớ ở người cao tuổi là gì

Và ngăn ngừa hơn là trị bệnh, hãy giúp người thân của bạn tránh khỏi căn bệnh mất trí nhớ ở người cao tuổi sau khi xem xong bài viết này nhé.

Nguyên nhân gây bệnh mất trí nhớ ở người cao tuổi 

Có khá nhiều nguyên nhân đem lại căn bệnh mất trí nhớ ở người cao tuổi, tuy nhiên 2 nguyên nhân chính yếu sau là khởi nguồn cho bệnh tật:

  • Do tuổi tác: Cùng với sự lão hóa và suy giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể, não bộ cũng dẫn bị lão hóa khiến tình trạng rối loạn phản xạ xảy ra ngày càng thường xuyên, nhất là những phản xạ có điều kiện như ghi nhớ, tập trung, tư duy… Vì vậy, nguyên nhân đầu tiên gây bệnh mất trí nhớ ở người cao tuổi là do neuron thần kinh bị lão hóa. Nếu người bệnh không được giám sát, khơi gọi thường xuyên sẽ dễ rơi vào trạng thái lãng quên hoàn toàn.

  • Do bệnh tật: Mất trí nhớ cũng có thể là hệ lụy khi người bệnh chấn thương sọ não, viêm não, bệnh alzheimer, tai biến mạch máu não, rối loạn tuần hoàn não, thuốc ngủ hay nghiện rượu… Triệu chứng sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn khi người bệnh đã cao tuổi. Khi đó, bệnh nhân có thể mất trí nhớ tạm thời, quên nhanh và không thể nhớ lại những sự việc chỉ vừa diễn ra ngày trước đó, tạo nên căn bệnh mất trí nhớ ở người cao tuổi.

>>> Xem thêm về phương pháp chống loét cho bệnh nhân nằm lâu: https://www.sunmate.com.vn/cam-nang-song-khoe/phuong-phap-han-che-loet-da-cho-benh-nhan-nam-lau

Dấu hiệu trí nhớ suy giảm hoặc bệnh mất trí nhớ ở người cao tuổi là gì?

Dấu hiệu bệnh mất trí nhớ ở người cao tuổi

Những dấu hiệu ban đầu cơ bản của bệnh mất trí nhớ ở người cao tuổi mà bạn dễ nhận thấy là:

  • Quên những nơi chốn dù rất quen thuộc như đường về nhà, địa điểm muốn đến và có khi không biết mình đã về nhà như thế nào. Bệnh nhân suy giảm trí nhớ cũng dễ nhầm lẫn giữa ngày và đêm hay gọi là “hội chứng mặt trời lặn”.

  • Bệnh mất hhh thường làm người bệnh thay đổi tâm trạng thất thường không rõ lý do, đồng thời họ cũng ít biểu lộ cảm xúc hơn trước.

  • Bệnh nhân bắt đầu gặp khó khăn trong các công việc hằng ngày như thường bối rối khi mặc quần áo, nấu ăn hay đơn giản là gọi điện thoại.

  • Dấu hiệu sớm nhận biết bệnh mất trí nhớ ở người cao tuổi là người bệnh thường hay nghi ngờ, khó chịu, hờ hững, bồn chồn, lo lắng hoặc kích động mãnh liệt trong các tình huống gặp trở ngại về bộ nhớ.

Khi chăm sóc ông bà, cha mẹ tại nhà, bạn cần thường xuyên trò chuyện, quan tâm và để ý. Nếu phát hiện những dấu hiệu trên cần tiến hành điều trị thăm khám để kịp thời khắc phục nhé.

Những cách ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ ở người cao tuổi

Thay vì điều trị thì phòng tránh vẫn tốt hơn, bạn hãy giúp người thân ngăn ngừa căn bệnh mất trí nhớ ở người cao tuổi bằng những biện pháp sau nhé:

Kiểm tra sức khỏe định kỳ là điều cần thiết khi chăm sóc người cao tuổi để không chỉ đề phòng căn bệnh mất trí nhớ ở người cao tuổi mà còn cả những căn bệnh tuổi già nguy hiểm khác. Kiểm tra sức khỏe sẽ giúp phát hiện nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh mất trí nhớ, từ đó lập ra phương pháp điều trị cũng như chăm sóc phù hợp.

Bệnh mất trí nhớ ở người cao tuổi có thể được cải thiện bằng chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất và bổ sung những thực phẩm hỗ trợ não bộ. Cụ thể như:

  • Folate và vitamin B12: giúp giảm homocysteine – chất gia tăng nguy cơ alzheimer và các bệnh liên quan đến tim mạch.

Thực đơn giàu vitamin B12 dành cho bệnh mất trí nhớ ở n
  • Vitamin E và C: chất chống quá trình oxy hóa, chống sự giải phóng gốc tự do làm tế bào não bị tổn thương.

  • Axit Folic: giảm chứng viêm và cải thiện lưu lượng máu đến não, từ đó cải thiện trí nhớ.

  • PS (Phosphatidylserine): thành phần cấu tạo nên màng trong của các tế bào nơron thần kinh, giúp giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi.

Ngoài ra, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên cũng là cách giữ cho cơ thể và hệ thần kinh được tăng cường chức năng, ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ ở người cao tuổi và cả những căn bệnh khác.

Trên đây là những chia sẻ về căn bệnh mất trí nhớ ở người cao tuổi cùng cách ngăn ngừa cơ bản nhất. Hy vọng sẽ có ích và góp phần giúp bạn chăm sóc người thân yêu hiệu quả hơn nhé. 


Previous Post
Next Post

post written by:

Cửa hàng Vật Tư Nông Nghiệp - Chinh Garden ra đời giúp bạn LÀM VƯỜN một cách ĐƠN GIẢN, NHANH CHÓNG và HIỆU QUẢ.

0 Comments: