Hồng xiêm (danh pháp hai phần: Manilkara zapota), hay còn gọi là lồng mứt, xa pô chê hoặc sabôchê (từ tiếng Pháp sapotier), là một loài cây thân gỗ, sống lâu năm và thường xanh có nguồn gốc ở miền Nam Mexico, Trung Mỹ và Caribbe. Người Pháp đã đưa nó vào trồng ở Việt Nam từ lâu.
Kỹ thuật trồng cây hồng xiêm lại hoàn toàn đơn giản bởi có thể trồng trên cả 3 miền của nuớc ta, dễ trồng, không kén đất. ít sâu bệnh, chịu được úng. Quả chín có hương vị thơm ngon, rất thích hợp cho người bị đau dạ dày, người già và trẻ em.
Kỹ thuật trồng cây hồng xiêm đơn giản, không tốn công mà cho quả sai.
Mùa vụ trồng cây hồng xiêm
Thời vụ trồng cây hồng xiêm thích hợp nhất đối với miền Bắc vào vụ xuân tầm khoảng tháng 2, tháng 3 bởi lúc này thời tiết và ẩm độ đều tốt. Còn ở phía Nam, ta nên trồng hồng xiêm vào mùa mưa, khoảng tháng 4, tháng 5.
Điều kiện nhiệt độ trồng cây hồng xiêm
Cây hồng xiêm là cây trồng ưa thích khí hậu nóng ẩm, nếu lượng mưa hàng năm 1.500 – 4.000 mm phân bố tương đối đều thì không phải tưới. Nếu nhiệt độ xuống dưới 15 – 17oC thì cây không có khả năng ra hoa do đó phải hết sức lưu ý yếu tố này để lựa chọn điều kiện nhiệt độ thích hợp để trồng.
Tiêu chuẩn chọn giống hồng xiêm
Hồng xiêm có thể trồng từ hạt hoặc có thể từ cây ghép hay cây chiết. Tuy nhiên, yếu tố quyết định là giống phải có nguồn gốc rõ ràng. Ta chỉ chọn giống tốt để trồng, tránh mua giống ở các cơ sở có địa chỉ không rõ ràng.
Kỹ thuật trồng cây hồng xiêm
Trồng cây hồng xiêm phải lựa chọn thời điểm thích hợp như mát, đất đủ ẩm. Dùng dao sắc rạch bỏ túi bầu (tránh để vỡ bầu), đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén chặt. Trồng xong cần tưới đẫm nước ngay để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất được tốt.Vì tán cây rộng, nên lúc trồng nhiều ta phải lưu ý để hàng cách hàng khoảng 7 - 10m và cây cách cây từ 6 - 8m nếu ở diện tích nhiều.
Chăm sóc cây hồng xiêm
Trồng cây hồng xiêm đơn giản, việc chăm sóc cây hồng xiêm cũng không quá cầu kỳ. Thời gian đầu mới trồng nên tưới phân lợn đã ngâm ủ pha với nước có nồng độ tăng dần theo sức phát triển của cây. Khi cây vào thời kỳ cho nhiều quả cần bón phân chuồng 60-100 kg/cây, urê 0,6-1 kg/cây, lân 1 kg/cây và kali 1 kg/cây.
Bón phân bằng cách đào rãnh sâu 30cm, rộng 30-40cm theo tán cây. Cho toàn bộ phân chuồng, lân và kali, lấp kín đất. Số phân đạm và kali còn lại dùng bón thúc. Bón thích hợp nhất là vào tháng 2, 3 và 6, 7 và bón sau thu hoạch quả. Nên dùng bùn ao phơi khô bón vào gốc.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây hồng xiêm
Trồng cây hồng xiêm thường bị một số sâu hại là rệp, ruồi, bệnh đốm lá. Phòng trừ sâu hại hoa, quả non, búp non bằng Bi 58 phun dung dịch nồng độ 1/1000 đến 2/1000 (dùng 1 đến 2 lọ penicilin thuốc pha vào bình 10 lít nước, phun ướt đẫm lá). Phòng dơi ăn quả bằng cách giăng lưới vào chập tối và ban đêm.
Thu hoạch và cách ủ quả hồng xiêm
Khi cuống quả nhỏ lại, tai quả vểnh lên, lớp phấn nâu xám ngoài quả rạn nứt và bong ra ngoài, vỏ quả chuyển sang màu xanh vàng và nhẵn là lúc có thể thu hoạch qủa.
Cách ủ quả hơi câu kỳ cũng không khó. Ngâm quả trong nước độ 30 phút hoặc ngâm trong nước vôi trong sau đó lấy giẻ lau ướt sạch phấn ở vỏ quả và nhựa ở cuống quả rồi hong khô nơi thoáng gió. Sau đó cho vào thùng hoặc chum vại có lót rơm xung quanh, đốt 1 nén hương rồi đậy kín lại. Mùa hè ủ 2 ngày với 2 lần thắp hương. Mùa đông không cần ngâm nước mà chỉ lau sạch phấn ngoài vỏ quả. Khi ủ phải đảm bảo ấm xung quanh. ủ mùa đông phải mất 4-5 ngày và thắp 4 hướng mới chín. Mỗi lần thắp 7-10 nén hương.
0 Comments: