Kỹ thuật cách trồng hoa hồng quế

Kỹ thuật cách trồng hoa hồng quế

 Hoa hồng quế là một trong 50 giống hồng tại Việt Nam, thuộc họ hồng (Rosaceae) thường phân bố ở các vùng ôn đới, Á nhiệt đới khu vực Bắc bán cầu trên toàn thế giới. 

Tại các vùng quê Việt Nam, hồng quế rất đỗi quen thuộc và được coi là giống hoa địa phương phổ biến. Cây bụi thấp thuộc chi hồng, giống như đặc điểm cây hoa hồng cổ sapa thân gỗ mọc đứng, màu xanh đậm, có gai nhỏ, tán mở rộng. Tuy nhiên dáng dấp loài này khá nhỏ so với các loại hồng khác. Lá lẻ dạng kép hình lông chim, lá chét màu xanh hình răng cưa nhỏ. Cây có thể cho ra hoa quanh năm, nhiều nụ, nhiều bông nếu được chăm sóc tốt.

Kỹ thuật trồng hoa hồng quế đẹp rực rỡ ngày Xuân. Ảnh minh họa

 Kỹ thuật trồng hoa hồng quế đẹp rực rỡ ngày Xuân.


Do bản thân cây hồng quế nhỏ nên kích thước cuống và hoa đều nhỏ nhưng vẫn rất bắt mắt bởi sự đáng yêu vốn có của nó. Hoa có màu hồng hoặc đỏ thắm, đỏ cam mọc thành từng chùm đan xen nụ nên cây có thể nở hoa liên tục với hương thơm dịu nhẹ, mê đắm. Tuy rất sai hoa nhưng hoa hồng quế nhanh tàn, chơi được rất ít ngày, đặc biệt vào thời tiết nắng nóng. Sau khi tàn, cây cho ra các quả nhỏ hình trái xoan.

Nói tới kỹ thuật trồng hoa hồng thì có thể nói hoa hồng quế là giống cây bụi nhỏ khỏe mạnh, dễ trồng, dễ chăm sóc nhất trong các loại hồng. Dưới đây là các bước kỹ thuật trồng hoa hồng quế đơn giản.

Giống hoa hồng quế

Có rất nhiều giống hoa hồng quế khác nhau như hồng quế hồng cánh kép, hồng quế son cánh đơn, hồng quế son cánh kép, hồng quế phai.... Dù ở màu sắc nào thì hoa hồng quế cũng đều rất đẹp và nổi bật.

Kỹ thuật trồng hoa hồng quế

Cây hoa hồng quế ưa ánh sáng không quá gay gắt, thích nghi với các địa hình đất cao ráo, thoát nước tốt, chịu được khí hậu khắc nghiệt. Tuy nhiên để cây phát triển tốt, nên trồng trên đất tơi xốp, có dinh dưỡng tốt, độ pH từ 5,5 – 6. Bổ sung phân bón vi sinh, phân hữu cơ, phân bón lá cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.

Cách chăm sóc hoa hồng quế

Muốn sở hữu chậu hoa hồng quế đẹp rực rỡ không cần phải tốn nhiều công sức. Chỉ cần đặt cây, trồng cây tại nơi có đủ ánh sáng mặt trời. Hoa hồng quế cần được tưới nước thường xuyên để bật mầm mới. Nên đặc biệt lưu ý việc bấm tỉa thường xuyên cho cây để cây ra hoa thường xuyên.

Để cây đạt bộ rễ như mong muốn nên bổ sung vitamin B1, thuốc Atonik hàm lượng vừa đủ. Bổ sung bằng cách tưới trực tiếp nhưng cần tránh tưới vào để tránh hoa chóng tàn. Khi phát hiện cánh hoa tàn, úa cần xử lý cắt bỏ kịp thời. Khi có dấu hiệu sâu bệnh cần quan tâm chăm sóc hoa hồng quế bằng những loại thuốc đặc trị được khuyến cáo trên thị trường.

Kỹ thuật cắt tỉa để phòng bệnh cho hoa hồng quế

Trồng hoa hồng quế cần phải thực hiện cắt tỉa thường xuyên để cây ra lộc non mới như cành tăm, lá úa, hoa tàn, kiểm tra, dùng thuốc đặc trị xử lý triệt để sâu bệnh và các bệnh gây hại cho cây.

Cắt hoa hồng quế đúng cách

Lưu ý khi cắt hoa hồng quế nên cắt lúc thời tiết mát mẻ như sáng sớm hoặc chiều mát. Để đảm bảo sự ổn định cho hoa khi cắt thu hoạch thì cần bổ sung nước nhiều hơn mức bình thường.

Sau khi thu hoạch phải cắm phần hoa hồng được cắt vào nước sạch. Cắt theo đường chéo cành hoa để nước có thể thấm vào dễ dàng. Khi cắt không được làm dập thân cây để hoa ra tiếp, tốt nhất là lấy dao sắc hoặc kéo cắt cây. Trong khi cắt có thể tỉa luôn những nhánh bị hỏng hoặc xấu.

Cây hoa hồng quế mọc thành từng khóm, bụi thích hợp trồng tại các bờ tường, ban công, khu vực công viên, resort, biệt thự,… Nên trồng trong các chậu nhỏ, tạo thế bonsai trang trí cho căn phòng, nơi làm việc, công sở,…Hoa hồng quế trong dân gian còn được cho vào các bát nhỏ cúng lễ, bày biện trong ngày lễ, Tết.

Previous Post
Next Post

post written by:

Cửa hàng Vật Tư Nông Nghiệp - Chinh Garden ra đời giúp bạn LÀM VƯỜN một cách ĐƠN GIẢN, NHANH CHÓNG và HIỆU QUẢ.

0 Comments: