Kỹ thuật cách trồng hoa nhài vàng

Kỹ thuật cách trồng hoa nhài vàng

 Loại hoa độc đáo này có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Hoa nhài vàng có tên tiếng Anh là Carolina. Cây cho hoa màu vàng và tỏa hương thơm ngào ngạt như hoa nhài trắng ta thường thấyỞ các nước châu Âu, hoa nhài vàng được thu hái và tinh chế thành nước hoa cao cấp. Tại Việt Nam hiện cũng được trồng cây ở khắp nơi.

Hoa nhài vàng là loại cây bụi, thân leo thuộc họ Mã tiền Loganiaceae. Đường kính hoa từ 2 - 3 cm. Chiều cao thân của các cây trưởng thành vào khoảng từ 500 đến 700cm. Thời gian cây nở hoa từ tháng 3 tháng 5. 

Điều kiện trồng hoa nhài vàng

Cây hoa nhài vàng có khả năng chịu rét tốt, vì thế có thể đặt trồng cây ở bên ngoài. Một điểm độc đáo của loài hoa này đó là khi thời tiết thay đổi, lá cây cũng sẽ đổi sang màu đỏ nhưng nếu đặt trong phòng có điều hòa thì lá vẫn giữ nguyên màu xanh. Có thể để cây leo trên giàn, mái vòm hoặc trồng trên chậu treo đều được.

 Kỹ thuật trồng hoa nhài vàng đẹp ngỡ ngàng, hương thơm ngào ngạt. Ảnh minh họa

 Kỹ thuật trồng hoa nhài vàng đẹp ngỡ ngàng, hương thơm ngào ngạt.


Thời vụ trồng hoa nhài vàng

Hoa nhài vàng có thể trồng quanh năm, nhưng với các tỉnh phía Bắc thời vụ tốt nhất từ tháng 2-4; các tỉnh phía Nam trồng trước và sau mùa mưa. 

Cách chọn giống hoa nhài vàng

Do cây nhài vàng khá hiếm tại thì trường Việt Nam nên bạn cần phải tìm hiểu và lựa chọn cho mình những địa chỉ bán cây giống uy tín để có 1 cây nhài giống khỏe mạnh. Cây phải đảm bảo mập, không bệnh, lá xanh ngắt...

Đất trồng hoa nhài vàng

Lưu ý khi trồng nhài vàng bạn cần phải có 1 hỗn hợp đất thật chuẩn để cây phát triển tốt nhất. Đất làm kỹ, nhặt sạch cỏ dại, sỏi đá, khơi mương rãnh thoát nước để ruộng nhài không bị úng ngập.

Kỹ thuật nhân giống và trồng hoa nhài vàng

Trồng hoa nhài vàng có thể dùng phương pháp giâm cành để nhân giống cây. Thời kỳ thích hợp để nhân giống là tháng 5 - tháng 6. Dùng thân cây dài khoảng 10cm ngâm trong nước có pha thuốc sinh trưởng thực vật loãng khoảng 30 phút, sau đó giâm vào đất Akadama hạt nhỏ sau đó đem trồng.

Kỹ thuật ngắt bỏ mầm non khi trồng hoa nhài vàng

Do cây phát triển nhanh nên cần thường xuyên cắt bỏ mầm non. Thời điểm thích hợp nhất vào mùa xuân hoặc cuối tháng 9 đầu tháng 10. Từ mùa xuân đến mùa thu, cây tăng trường rất tốt vì thế nếu như dáng cây không tốt và không phối hợp được với các loại hoa khác thì nên chỉnh sửa lại dáng cây cho phù hợp. Sau khi cây nở hoa (tầm tháng 5, tháng 6) bạn nên cắt 2/3 thân cây đồng thời cắt 1/2 rễ, sau đó đổi sang trồng trong chậu mới.

Chỉ nên tưới nước sau khi bề mặt đất khô hẳn, ngoài mùa hè ra các mùa khác nên bón phân liên tục. Do cây có thể chịu rét cho nên nếu đặt cây tại nơi khô ráo, có thể cây sẽ mắc bệnh nhện lúc này bạn có thể phun 1 số loại thuốc trừ sâu cho cây.

Phòng trừ sâu bệnh cho hoa nhài vàng

Trồng hoa nhài vàng rất dễ bị sâu hại như sâu đục bông (Palpita vitrealis) xuất hiện quanh năm nhưng phát triển nhiều vào mùa mưa, sâu kích thước rất nhỏ, gây hại trên nụ hoa lúc còn non, đục vào bóng làm bông hư hại không thu hoạch được. Biện pháp phòng trù có thế sử dụng thuốc nhóm Abamectin như Vertimec 1,8 EC, Tập kỳ 1,8 EC... để phòng trị.

Ngoài ra cây hoa nhài vàng cũng rất dễ bị bọ phấn, bọ trĩ là côn trùng chích hút có kích thước nhỏ, thường tập trung ở đọt và mặt dưới lá non, chích hút nhựa làm đọt và lá non xoăn lại, làm ảnh hưởng đến sinh trường của cây, ngoài ra còn là môi giới lan truyền bệnh virus, thường phát triển nhanh trong điều kiện thời tiết nóng và khô.

Đặc biệt là bệnh khô cành chết nhảnh do nấm Gloes porium sp, Colletotrichum sp, bệnh xuất hiện quanh năm, thường cao điểm từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, các nhánh héo và khô dần, có thể khô một đoạn hoặc khô cả cành. Biện pháp phòng trị gồm cắt tỉa cành tạo cho cây thông thoáng và loại bỏ những cảnh bị bệnh, bón phân cân đổi hợp lý tăng cường bón lân và kali, có thể sử dụng các loại thuốc sau Rinhmyn 680 WP, Sulfat Đồng, Aliette 800 WG.

Previous Post
Next Post

post written by:

Cửa hàng Vật Tư Nông Nghiệp - Chinh Garden ra đời giúp bạn LÀM VƯỜN một cách ĐƠN GIẢN, NHANH CHÓNG và HIỆU QUẢ.

0 Comments: