Cây Lược vàng còn gọi là Lan vòi là cây thuộc họ Thài lài, có tên khoa học là Callisia fragrans. Lược vàng là loại thảo mộc sống lâu năm, thân đứng cao từ 15-45 cm có thân bò ngang trên mặt đất chia làm nhiều đốt và có nhánh, lá đơn mọc so le, các phiến lá hình ngọn giáo có bề mặt nhẵn bóng, mặt trên có màu xanh đậm hơn mặt dưới, bẹ lá ôm lấy thân.
Ngoài việc làm cảnh thì cây lược vàng còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Bởi trong cây lược vàng có chứa các chất có hoạt tính sinh học như flanovoid, steroid và nhiều khoáng tố vi lượng có lợi cho sức khỏe. Chất flanovoid có vai trò như vitamin P, có khả năng làm bền mạch máu và tăng tác dụng của vitamin C. Những hoạt chất kể trên có tác dụng giảm đau, an thần, kháng viêm, hoạt huyết, được dùng để chữa lành vết thương, vết bỏng, vết bầm tím.
Kỹ thuật trồng cây Lược vàng không khó nên ai cũng có thể trồng tại nhà bởi đây là loại cây dễ sống vì có thể thích nghi với nhiều điều kiện, đất khác nhau. Cách chăm sóc cây Lược vàng cũng không quá khó.
Điều kiện sống và đất trồng cây lược vàng
Cây Lược vàng ưa ánh sáng, nhưng không chịu được ánh nắng chiếu trực tiếp. Về mùa Đông chịu được nhiệt độ không dưới 12oC. Ngoài ra, cây lược vàng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt, đủ ẩm, độ ẩm không khí từ 45-60%. Nhiệt độ tối thiểu nhất từ 20-25%. Để cây phát triển mạnh và đẹp nhất hãy trồng trong các chậu sành rộng hoặc trồng thủy sinh.
Cây lược vàng rất quen thuộc nhưng tác dụng chữa bệnh thì không phải ai cũng biết.
Kỹ thuật trồng cây lược vàng
Kỹ thuật trồng cây Lược vàng có thể áp dụng theo phương pháp nhân giống bằng cách dùng nhánh (còn gọi là vòi) trồng, hoặc dùng thân cắm xuống đất.
Đầu tiên hãy dùng ngọn cây đã được cắt rồi đem nhúng sao cho thân ngập trong nước. Làm như vậy khoảng 7-10 ngày thì mọc rễ và có thể đem trồng. Muốn nhanh ra rễ có thể bổ sung chất kích thích sinh trưởng mua tại các cửa hàng cây giống. Trong trường hợp này chỉ cần 4 ngày là có thể đem trồng.
Lưu ý, khi trồng tại nhà phải buộc vào cọc để cây khỏi bị cong hoặc đổ xuống do sức nặng của thân và các vòi của nó kéo xuống.
Kỹ thuật trồng cây lược vàng ngay tại nhà lại cực kỳ đơn giản.
Cách chăm sóc cây lược vàng
Là loại cây ưa đất ẩm, nên ngày nào cũng phải tưới nước đẫm nước ít nhất 1 lần, tốt nhất là từ 5 đến 6 giờ chiều nhưng không để bị úng, về mùa Đông giảm xuống 2-3 lần trong một tuần lễ.
Cây Lược vàng cần ánh nắng để phát triển nên có thể trồng hoặc mang chậu ra nơi có đủ ánh nắng để cây quang hợp một cách tốt nhất. Tuy nhiên cũng phải biết rằng dù ưa nắng nhưng không được để trực tiếp dưới ánh nắng gay gắt cả ngày sẽ khiến cây dễ héo và chết.
Tác dụng chữa bệnh của cây Lược vàngTheo y học cổ truyền, cây Lược vàng có tác dụng kháng khuẩn, nhất là đối với những chủng vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, tăng cường miễn dịch, chống ôxy hóa. Lược vàng có tác dụng chống viêm mạn, tác dụng giảm đau ngoại biên và ức chế một số dòng tế bào ung thư ở mức độ trung bình. Ngoài ra, cây lược vàng có khả năng tẩy uế không khí ô nhiễm trong phòng, phóng thích những chất có ích cho việc điều trị các bệnh thuộc đường hô hấp. Vì vậy nên đặt những chậu cây lược vàng bên cạnh chỗ nằm của bệnh nhân viêm phổi hoặc ung thư phổi. Một số bài thuốc từ cây Lược vàng Bệnh nổi mẩn, ngứa: Vào hè các cháu nhỏ hay bị nổi mẩn ngứa. Lấy lá lược vàng cho các cháu nhai nuốt nước, bã xát vào những chỗ nổi mẩn ngứa 3 lần là khỏi hẳn (trước khi dùng bã để xát phải lau rửa chỗ ngứa cho sạch). Bệnh ho khan kéo dài: Mùa Đông, các cháu nhỏ hay chạy nhảy lung tung, không giữ ấm cổ nên hay bị ho. Dùng lá lược vàng bắt các cháu nhai kĩ nuốt cả nước lẫn bã cũng 3, 4 lần là khỏi hẳn. Chữa bệnh hen: Lá rửa sạch để nơi mát cho khô nước hoặc dùng vải sạch lau khô nước, ăn sống nuốt nước, nuốt cả bã càng tốt. nếu có nhiều lá và có điều kiện nên rửa sạch lá rồi cho vào tủ lạnh ăn dần. |
0 Comments: