Kỹ thuật cách trồng cây cọ dầu

Kỹ thuật cách trồng cây cọ dầu

 Cây cọ dầu còn có tên dừa dầu, tên khoa học Elaeis guineensis thuộc họ Cau –  Arecaceae có nguồn gốc xuất xứ từ Nam và Trung Mỹ. Cọ dầu có hai loại cọ Châu Mỹ và Châu Phi.

Cây cọ dầu thuộc loại cây thân cột gỗ dừa, trên thân có nhiều vòng sẹo do bẹ lá rụng xuống tạo thành các mắt quanh thân tạo nên hình dáng phong trần, khỏe khoắn cho cây, bên trên đội những tán lá to tròn, màu xanh bóng.

Với tán lá to tròn cùng vẻ xanh mượt, cây cọ dầu có ý nghĩa mang niềm vui, sự hi vọng, may mắn tài lộc đến với gia chủ, xua đi những điều xấu, đem lại điềm lành, sinh tài giữ của.

Đặc biệt, cây cọ dầu còn có khă năng cải thiện chất lượng không khí rất lớn, đặc biệt hấp thụ khí thuốc lá và chất độc tồn dư do tàn thuốc lá gây nên. Trồng cọ trong nhà còn giúp xua đuổi côn trùng như ruồi muỗi, gián, kiến.

 Trồng cây dừa dầu mang nhiều ý nghĩa phog thủy. Ảnh minh họa

 Trồng cây dừa dầu mang nhiều ý nghĩa phog thủy.


Ánh sáng và nhiệt độ thích hợp trồng cây cọ dầu

Cọ dầu sinh trưởng và phát triển rất nhanh. Đây là cây ưa sáng, nắng, chịu rét kém, nhiệt độ phù hợp là khoảng 24-28oC, lượng mưa bình thường.

Đất trồng cọ dầu trong nhà

Cọ dầu thích hợp với nhiều loại đất trồng nhưng phù hợp hơn cả là các loại đất ẩm, pha cát và hơi chua, cây cũng có thể chịu được đất mặn rất tốt. Do thích nghi với đất cát nên cây cọ dừa thường được trồng cho các cảnh quan lớn mà đất ít có dinh dưỡng.

Cách xử lý hạt giống tạo cây cọ dầu con

Để tạo ra được một cây cọ dầu giống khỏe mạnh trước tiên cần làm sạch hạt cọ dầu, loại bỏ những hạt kém chất lượng ít có khả năng nẩy mầm. Sau đó ngâm hạt cọ dầu trong dung dịch nước ấm trong vòng 5 ngày rồi vớt hạt rửa sạch và tiếp tục ngâm hạt trong dung dịch thuốc kích thích hạt nả mầm Agriconik trong vòng 24 giờ.

Chỉ cần 1 ngày ngâm hạt cọ dầu trong dung dịch thuốc rồi vớt hạt ra phơi trong nắng nhẹ, ban đêm lại ngâm hạt vào trong dung dịch thuốc nước. Cứ làm như vậy trong vòng 3 ngày.

Sau 3 ngày ta vớt hạt ra rửa sạch rồi cho hạt cọ dầu vào bao tải tiếp tục đem ủ vào phân tươi hoặc phân chuồng. Khoảng 4 ngày sau ta nhấc hạt ra rửa chua. Sau khi rửa chua ta lại cho hạt vào bao và đem ủ trong phân. Làm như vậy 3 lần rồi lấy hạt đem ủ vào hố gieo. 

Đây là việc làm khá cầu kỳ nên nếu muốn cây cọ dầu nhanh phát triển hãy đến các cửa hàng bán cây giống mua sẵn bầu cây về trồng trực tiếp xuống đất.

Cách chăm sóc cây cọ dầu

Cây cọ dầu với khả năng phát triển mạnh mẽ, hầu như không cần chăm sóc nhiều, hình dáng đẹp tự nhiên không cần phải cắt tỉa, tạo hình nên được ưa chuộng trồng ở khắp nơi. Tuy nhiên để cây luôn xanh tốt cũng cần phải bón phân cho cây hàng tháng rồi vùi đất lên tưới nước bình thường. Cách vài tháng thay đổi loại phân để bổ sung dinh dưỡng cho cây.

Phòng trị bệnh cho cọ cảnh

Cây cọ dừa rất bị sâu bệnh, tuy nhiên nếu không may cây bị phấn trắng thì nên dùng khăn chấm cồn lau sạch, nếu bị sâu thì dùng thuốc diệt muỗi để trừ sâu. Nếu bệnh quá nặng thì phải mang cây ra ngoài trời để trị tránh ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên. Tuy nhiên hiện nay cũng có nhiều loại thuốc sinh học có thể sử dụng cho cây cảnh rất tốt.

Tác dụng của cây cọ dầu

Dầu cọ rất giàu vitamin K và magiê dạng tiêu hóa được. Dầu cọ chứa khoảng 43 % chất béo no, khoảng 43 % chất béo chưa no đơn nhóm và 13 % chất béo chưa no đa nhóm. Dầu cọ – chiết xuất từ cùi quả cọ – cùng với dầu nành có khả năng chịu nhiệt và chống ô xy hóa rất tốt nên được chọn là 2 loại nguyên liệu chính dùng để sản xuất dầu thực vật cho con người trên thế giới. Thường để chế biến thực phẩm thì người ta dùng dầu cọ từ hạt.

Đặc biệt trong số các loại hạt có dầu thì cọ là loại mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Đối với cùng một hecta thì cọ cho sản lượng dầu gấp 12 lần các loại hạt có dầu khác. Trong số 10 loại hạt có dầu chính, cọ dầu chỉ chiếm 5,3% diện tích đất sử dụng để canh tác nhưng đóng góp tới 31,3% tổng sản lượng dầu và chất béo thực vật toàn cầu trong năm 2011.

Previous Post
Next Post

post written by:

Cửa hàng Vật Tư Nông Nghiệp - Chinh Garden ra đời giúp bạn LÀM VƯỜN một cách ĐƠN GIẢN, NHANH CHÓNG và HIỆU QUẢ.

0 Comments: