Huyết áp thấp:
Hay còn gọi là hạ huyết áp, đây là một trong những nguyên nhân gây chóng mặt, đặc biệt là khi bạn thay đổi tư thế từ nằm đột ngột ngồi dậy hoặc đứng lên. Khi đó, máu không di chuyển nhanh lên đầu, bạn có thể trải qua cảm giác bị đau đầu. Để ngăn chặn tình trạng này, bạn nên đổi vị trí cơ thể từ từ.
Mất nước:
Thậm chí mất nước nhẹ cũng là nguyên nhân gây chóng mặt vì nó làm chậm lưu thông máu. Việc thiếu hydrat hóa thích hợp có thể khiến huyết áp giảm nhanh chóng, từ đó gây ra chóng mặt.
Tiêu thụ quá liều caffeine:
Uống nhiều hơn lượng caffeine khuyến cáo hàng ngày là 400 mg có thể dẫn đến chóng mặt. Caffeine là chất kích thích hạn chế lưu lượng máu đến não. Máu không chảy đúng cách lên não sẽ gây ra uể oải, chóng mặt và nhức đầu.
Rối loạn lo âu:
Mọi người đều trải qua cảm giác lo lắng, nhưng khi lo lắng kèm theo chóng mặt, nó có thể là dấu hiệu bạn bị hoảng loạn hoặc rối loạn lo âu. Chúng có thể khiến bạn cảm thấy lâng lâng vì thường liên quan đến nhịp tim nhanh và hơi thở gấp, cả hai đều gây ra chóng mặt.
Chấn động:
Nếu gần đây bạn bị đập đầu vào vật gì đó, chóng mặt có thể là dấu hiệu bạn bị chấn động. Bạn có thể mất vài giờ, hoặc thậm chí vài tuần để hồi phục sau chấn thương.
Nhiễm trùng tai giữa:
Cảm lạnh, dị ứng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên dẫn đến tích tụ mủ và chất nhầy phía sau màng nhĩ, gây nhiễm trùng tai giữa. Khi đó, bạn có thể bị chóng mặt, mất cảm giác cân bằng của cơ thể.
Thiếu thiamin:
Thiamin, hay còn gọi là vitamin B1, là dưỡng chất thiết yếu giúp duy trì hệ thống thần kinh trung ương. Nếu thiếu thiamin, cơ thể không xử lý nhiên liệu chuyển hóa thành năng lượng đúng cách, dẫn đến mệt mỏi, nhịp tim không đều và hệ thống thần kinh bị suy nhược. Theo thời gian, thiếu thiamin có thể dẫn đến bệnh cơ tim, hoặc tim to ra, sau đó cản trở lưu lượng máu đến não bộ, gây ra chóng mặt. Đây là tình trạng nghiêm trọng cần được tư vấn của bác sĩ.
Nguồn: news.zing.vn
0 Comments: