Triệu chứng cao huyết áp khi mang thai

Triệu chứng cao huyết áp khi mang thai

Cao huyết áp khi mang thai là bệnh mà sản phụ cần đặc biệt lưu ý vì có thể dẫn đến tiền sản giật - một trong những tai biến sản khoa nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Do đó cần phát hiện sớm và can thiệp phù hợp đối với cao huyết áp thai kỳ.

Các rối loạn tăng huyết áp khi mang thai

Khi mang thai, phụ nữ có các thay đổi sinh lý về tim mạch, một số cơ quan như vú và tử cung phát triển lớn hơn, tăng sinh mạch máu nên cần nhiều lượng máu đi qua. Thông thường, huyết áp có khuynh hướng giảm khoảng 10-15% nhưng cũng có trường hợp cao huyết áp khi mang thai do các bệnh lý nội khoa hoặc không rõ nguyên nhân.

Chính vì vậy, theo dõi tốt diễn tiến huyết áp trong quá trình mang thai là việc làm cần thiết. Thai phụ nên biết được huyết áp của bản thân trước khi mang thai, và cần thường xuyên đo huyết áp từ giai đoạn sớm của thai kỳ cho đến khi sinh con.

cao huyết áp

Các rối loạn tăng huyết áp được phân thành 4 nhóm, phản ánh sự khác nhau về căn nguyên cũng như các biến chứng thai kỳ:

  • Cao huyết áp mãn tính: Có tiền sử bệnh huyết áp cao trước khi mang thai;
  • Cao huyết áp thai kỳ: Chỉ có tăng huyết áp đơn thuần, xảy ra sau tuần thai thứ 20;
  • Tiền sản giật - sản giật: Cũng xuất hiện sau tuần 20, tăng huyết áp kết hợp với phù và có đạm trong nước tiểu, nếu nặng sẽ lên cơn co giật;
  • Tăng huyết áp mãn tính ghép thêm với tiền sản giật;
Bà bầu huyết áp bao nhiêu là cao? Áp lực máu được gọi là tăng khi ở mức huyết áp tâm trương >140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm thu > 90mmHg, đây cũng là ngưỡng chung cần điều trị.

Tăng huyết áp mãn tính

Tăng huyết áp mạn được xác định khi tình trạng cao huyết áp:

  • Có mặt trước khi mang thai:
  • Xuất hiện sớm hơn tuần lễ thứ 20 của thai kỳ;
  • Mức huyết áp ở mức 140/90 mmHg trở lên;
Phụ nữ bị tăng huyết áp mãn tính nên chủ động theo dõi chặt chẽ trong suốt thai kỳ vì có nguy cơ gia tăng các biến chứng liên quan đến tiền sản giật ghép, nhau bong non, thai chậm lớn, sinh non hoặc thai lưu.
Do một số thuốc điều trị lên máu thường chống chỉ định hoặc nên tránh sử dụng khi mang thai, việc khám tầm soát kết hợp tư vấn tiền sản và xử trí tăng huyết áp mạn dành riêng cho thai phụ là rất cần thiết.

bà bầu cao huyết áp

Tăng huyết áp thai kỳ

Cao huyết áp thai kỳ được chẩn đoán khi:

  • Tăng huyết áp khởi phát sau tuần thứ 20 của thai kỳ;
  • Không có dấu hiệu gợi ý tiền sản giật;
  • Huyết áp trở lại bình thường trong vòng 3 tháng sau sinh;
  • Nếu tiến triển năng sẽ lên đến mức ≥ 170/110 mmHg;
Trường hợp tăng huyết áp xảy ra sớm vào đầu thai kỳ thường hay nghiêm trọng. Tích cực điều trị tăng huyết áp nhẹ và trung bình sẽ có lợi ích trong việc dự phòng tăng huyết áp nặng, cũng như hiếm gây ảnh hưởng đến biến chứng thai kỳ. Sản phụ bị cao huyết áp khi mang thai cũng nên:

  • Theo dõi đều đặn chỉ số huyết áp;
  • Để ý các dấu hiệu khác của tiền sản giật 1-2 lần mỗi tuần;
  • Làm một số xét nghiệm nếu cần, ví dụ như protein niệu;
  • Chú ý nguy cơ bị tái phát ở lần mang thai tớ
Nguồn: Vinmec.com
Previous Post
Next Post

post written by:

Cửa hàng Vật Tư Nông Nghiệp - Chinh Garden ra đời giúp bạn LÀM VƯỜN một cách ĐƠN GIẢN, NHANH CHÓNG và HIỆU QUẢ.

0 Comments: