KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CHÙM NGÂY
1. Kỹ thuật gieo ươm cây chùm ngây
a) Chuẩn bị bầu ươm
Dùng bao nylon có đục lỗ để thoát nước,
Thành phần giá thể ươm: 60% đất pha cát + 30% xơ dừa hoặc trấu mục + 10% phân hữu cơ hoặc phân chuồng ủ hoai.
b) Ngâm hạt
Dùng bao nylon có đục lỗ để thoát nước,
Thành phần giá thể ươm: 60% đất pha cát + 30% xơ dừa hoặc trấu mục + 10% phân hữu cơ hoặc phân chuồng ủ hoai.
b) Ngâm hạt
Ngâm hạt giống trong nước ấm (2 sôi + 3 lạnh) trong khoảng thời gian 12 giờ, vớt hạt ra cho vào trong tấm vải bao kín (vải thoát được nước), đặt vào chỗ tối, ấm để hạt nảy mầm. Hằng ngày tưới thêm nước vào để giữ ẩm. Sau vài ba ngày hạt giống sẽ nảy mầm đem hạt ra trồng.
c) Trồng hạt vào bầu
Dùng ngón tay ấn vào giữa bao sâu bằng 1 đốt ngón tay, cho hạt vào, lấp đất lại, tưới nước vừa phải, để trong mát.
Hàng ngày nên tưới vào buổi sáng tầm 8 giờ và buổi chiều tầm 4 giờ.
Sau 04 - 07 ngày hạt mọc lên, tiếp tục tưới nước hằng ngày và cắm 1 que tre cao 5 tấc cạnh cây chùm ngây con, cột dây (mục đích giữ cho cây không bị ngã trong quá trình tưới).
Cây giống phát triển rất nhanh, sau 1 tháng cây cao tầm khoảng 25- 30 cm, rễ ăn đầy bầu thì có thể mang ra đất trồng.
2. Kỹ thuật trồng cây chùm ngây
a) Thời vụ trồng
Cây chùm ngây có thể trồng quanh năm. Ở những vùng thiếu nước thì nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng 4 – 5).
b) Chuẩn bị cây giống
Cây giống có thể trồng bằng hạt hay bằng cách cắm cành xuống đất, nhưng cách tốt nhất trồng bằng hạt để cây con có rễ vững chắc, ít tốn phân bón và công chăm sóc.
Dâm cành:
a) Bón phân
c) Thu hoạch rễ
Dâm cành:
Chặt cành non bằng gốc, bằng ngọn không được chặt xéo, đường kính 1 tấc, mỗi cành dài 1m2. Chôn sâu cành 3 tấc phần gốc, dùng bàn chân đạp chặt xung quanh gốc cho vững chãi, ngọn hướng lên trên, tưới nước vừa phải. Sau 20 ngày cành sẽ đâm tược.
c) Mật độ trồng
* Trồng để lấy rau
- Mật độ 1 x 1,5m (cây cách cây 1m, hàng cách hàng 1,5m).
- Đào hố theo quy cách: 30x30x30cm. Cho phân hữu cơ hoặc phân chuồng ủ hoai đã được khử bệnh vào hố. Trung bình cho 2-3 kg phân hữu cơ xuống hố rồi lấp đất lên trên.
- Dùng cuốc xới đều dưới hố, xé túi bầu đặt cây ngay trung tâm hố, cây phải thẳng đứng, lấp hố ép đất xung quanh. Lấp theo hình nón úp đề cây không bị úng nước về mùa mưa.
* Trồng để làm dược liệu
- Mật độ 3 x 3m (cây cách cây 3m, hàng cách hàng 3m), trồng theo nanh sấu.
- Đào hố theo quy cách 40x40x40 cm, đào trước 30 ngày. Cho phân hữu cơ hoặc phân chuồng ủ hoai đã được khử bệnh vào hố. Trung bình cho 3-4 kg phân hữu cơ xuống hố rồi lấp đất lên trên.
- Dùng cuốc xới đều dưới hố, xé túi bầu đặt cây ngay trung tâm hố, cây phải thẳng đứng, lấp hố ép đất xung quanh. Lấp theo hình nón úp đề cây không bị úng nước về mùa mưa.
3. Kỹ thuật chăm sóc cây chùm ngây
a) Bón phân
Phân bón: tùy theo vào hàm lượng dinh dưỡng của đất, tuổi của cây và sản lượng của cây
Bón lót: thông thường nên dùng phân ủ hoai đã khử bệnh
Bón thúc: đào rãnh xung quanh gốc cây, sâu 15-20cm, rộng 20-25cm, bón phân xuống rồi lấp đất và tưới nước. Ngoài ra cần sử dụng phân bón lá để bổ sung dinh dưỡng cho cây.
Lưu ý: Nên bón phân sau khi thu hoạch.
b) Tưới nước
Luôn giữ độ ẩm của đất, tránh trường hợp cây bị thiếu nước
Mặc dù cây chùm ngây chịu hạn rất tốt nhưng nắng hạn kéo dài sẽ làm cây mất sức và giảm năng suất nhiều.
Biểu hiện của cây thiếu nước:
- Cành mới hình thành ít lá, chậm phát triển
- Cành teo lại và chuyển sang màu vàng
- Lá cây bị vàng và héo nhiều
- Lá nhỏ
c) Làm cỏ
Trước mỗi đợt bón phân có thể dùng thuốc trừ cỏ hoặc dùng cách làm cỏ thủ công. Vì vậy, muốn bớt cỏ cần áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp như cày bừa kỹ vào mùa nắng trước khi trồng, dùng thuốc trừ cỏ kết hợp với làm cỏ thủ công sớm …
d) Tủ gốc
Vừa trừ cỏ vừa giữ ẩm nhất là các vùng có mùa khô kéo dài và thiếu nước. Có thể tủ quanh gốc hay toàn bộ liếp.
Vừa trừ cỏ vừa giữ ẩm nhất là các vùng có mùa khô kéo dài và thiếu nước. Có thể tủ quanh gốc hay toàn bộ liếp.
4. Bảo vệ thực vật
Cây chùm ngây hầu như “miễn dịch” với sâu bọ.
Nhìn chung thực tế cây chùm ngây là 01 cây tỷ lệ sâu bệnh không có đến 98%.
Bên cạnh đó, do việc không làm sạch cỏ phát sinh một số sâu bệnh phá hoại như:
a. Côn trùng
- Kiến: Cắn, đục khoét làm hư hạt giống, các cành non.
- Phòng trừ: dùng Basudin ( Diazinon) 10H, Padan 4G, 10G trộn đền cát 2/1000 rải đều quanh gốc hoặc những nơi chúng làm tổ. Khi tấn công vào các tổ kiến dùng Bi 58, Diazinon …
b. Sâu bệnh hại
Thường gặp là Ruồi đục quả Gitona spp., các loài bọ cánh cứng hại lá cây con và cây chồi giâm hom như: Mylloceus discolor, M. viridanus, Ptochus ovulum, thực vật ký sinh Dendrophthoe flacata và các nấm hại bao gồm: Cercospora moringicola, Sphaceloma morindae, Puccinia moringae, Oidium sp., Polyporus gilvus.
Dùng các loại thuốc theo danh mục cho phép của Bộ y tế.
5. Thu hoạch
a) Thu hoạch lá
Khi cây cao được 1m5 thì cắt ngang chừa lại 1m. Từ chỗ cắt cây sẽ đâm nhiều tược, khi tược cao lại cắt ngang chừa lại 1 tấc, cây sẽ đâm tược chỗ cắt 1 tấc theo cấp số nhân, ta sẽ thu hoạch được lượng rau nhiều. Chùm ngây là rau sạch, không dính đất cát và không có sâu, bệnh.
Chu kỳ thu hoạch lá thường 30-45 ngày/1 lần.
Khi cây cao được 1m5 thì cắt ngang chừa lại 1m. Từ chỗ cắt cây sẽ đâm nhiều tược, khi tược cao lại cắt ngang chừa lại 1 tấc, cây sẽ đâm tược chỗ cắt 1 tấc theo cấp số nhân, ta sẽ thu hoạch được lượng rau nhiều. Chùm ngây là rau sạch, không dính đất cát và không có sâu, bệnh.
Chu kỳ thu hoạch lá thường 30-45 ngày/1 lần.
Sau 6 tháng tuổi là thời gian bắt đầu thu hoạch chính, trung bình cây đã có thể cho 0,6 kg lá tươi /cây /tháng.
b) Thu hoạch quả
* Kỹ thuật thu hái quả
Cây trồng trên 18 tháng bắt đầu ra hoa kết quả, độ tháng 02 hằng năm thì thu hái quả để làm giống. Nên lấy giống từ những lâm phần hoặc cây mẹ trên 06 tuổi trở lên. Cần lưu ý trong thu hái, chọn quả đã già, to, tròn đều, màu vỏ chuyển từ màu xanh sang màu thẩm mốc, không lấy những quả đã nứt, hoặc có sâu đục hoặc bị bệnh nấm, không bẻ cả cành mà nên có dụng cụ thu hái để chọn những trái đạt yêu cầu và giữ lại những trái chưa đạt để thu tiếp.
* Chế biến hạt giống
Sau khi thu hái về phải rải đều ra trên tấm bạt, phơi ngoài nắng nhẹ, khi thấy quả đã có hiện tượng nứt thì đưa phơi trong bóng mát. Không phơi trực tiếp ngoài nắng vì hạt có dầu nên sẽ giảm tỷ lệ nẩy mầm, sau khi hạt đã bung ra hết khỏi trái thì sàng loại bỏ các tạp chất và thu hạt để đưa vô dụng cụ bảo quản
* Bảo quản hạt giống
Là loại hạt có dầu nên công tác bảo quản đòi hỏi phải thực hiện tốt thì chất lượng giống mới đảm bảo. Sau khi loại bỏ các tạp chất và các hạt chất lượng xấu như hạt lép, hạt nhỏ, hạt bị sâu đục…Xong cho vào túi PE hàn kín để bảo quản lạnh ở nhiệt độ trung bình 10 độ C. Chỉ sử dụng trong năm thì tỷ lệ nẩy mầm cao trên 75%, nếu để sang năm sau tỷ lệ nẩy mầm chỉ còn 20-30%.
c) Thu hoạch rễ
Sau 5 năm trồng, mỗi cây cho khoảng 3-10 kg củ.
Chúc bà con thành công!
0 Comments: