Là một loại quả ngon, dễ trồng và có hương vị không giống so với những loại đậu khác, đậu bắp là một trong những loại rau có thể trồng ngay tại nhà chỉ với vài bước cực dễ.
Trồng đậu bắp không hề khó, chỉ với vài bước cực đơn giản là bạn đã có những quả đậu bắp xanh non, tươi ngon để chế biến nhiều món ăn ngon bổ dưỡng tại nhà rồi.
Đậu bắp là một loại rau ăn quả, có thời gian sinh trưởng phát triển ngắn, ít sâu bệnh và thích nghi ở thời tiết nóng ẩm và có thể trồng được quanh năm. Tuy nhiên để trồng đậu bắp đạt năng suất cao nhất thì các bạn nên chú ý trồng vào thời điểm từ cuối tháng 2 đến tháng 3, thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9. Hoặc gieo từ cuối tháng 7 đến tháng 8, thu hoạch quả từ tháng 9 đến tháng 1, đầu tháng 2.
Cùng Ngon Sạch Lạ bắt tay vào trồng đậu bắp bạn nhé:
Bước 1: Làm đất
Nên chọn đất cát pha để thoát nước tốt, lưu ý tùy thuộc vào mùa vụ trồng mà xử lý đất theo các phương pháp khác nhau. Nếu trồng vào mùa mưa, bạn cần lên luống vừa rộng, vừa cao và dốc để dễ thoát nước. Ngược lại, nếu trồng vào mùa nắng, bạn cần làm đất kỹ theo hàng và gieo vào các hốc.
Bón lót: Cho phân (nên sử dụng các loại phân bón vô cơ trong danh mục cho phép) để vào rãnh, lấp đất phủ lên rồi gieo hạt vào.
Bước 2: Chọn hạt giống đạt chuẩn
Đậu bắp có thể trồng bằng hạt hoặc giâm cành nhưng khi bạn mới trồng lần đầu thì có thể lấy hạt từ những quả đã già hoặc mua hạt giống về và gieo hạt cho nảy mầm. Để có những cây đậu bắp sai quả, ban đầu bạn nên chọn những hạt giống có chất lượng tốt nhất bằng cách đem phơi cho thật khô sau đó tách ra bạn sẽ thấy hạt đậu bắp bên trong. Chọn những hạt sáng bóng to tròn để đem gieo sẽ cho tỷ lệ nảy mầm cao.
Hạt đậu bắp có màu nâu sẫm và to tròn.
Bước 3: Gieo hạt
Trước khi gieo hạt bạn nên ngâm số hạt đó vào trong nước ấm theo công thức 2 sôi - 3 lạnh để chúng ngấm no nước và ủ trong khăn ẩm khoảng nửa ngày cho hạt nứt nanh thì mới đem gieo. Lưu ý: Đậy trên bề mặt chậu sau khi gieo hạt vào đất. Khi hạt đã nhú mầm ra khỏi mặt đất thì mở tấm đậy ra.
Kiểm tra độ ẩm đất trong thời gian gieo hạt, nếu để đất khô hay quá ẩm hạt sẽ nảy mầm kém.
Sau 2-3 ngày hạt sẽ nảy mầm. Khi cây con được 7-10 ngày tuổi, lúc này sẽ đạt chiều cao khoảng 5 đến 10cm. Trong mỗi chậu bạn chọn từ 1-2 cây để giữ lại trồng và nhổ bớt cây còi cọc thiếu sức sống.
Bước 4: Chuyển nhà cho cây
Khi cây đạt chiều cao khoảng 20cm trở lên, bạn nên chuyển cây ra vườn trồng.
Lưu ý khi di chuyển cây đậu bắp sang ngôi nhà mới, nên bón lót một ít phân vô cơ bên dưới trước khi trồng cây xuống đất. Sau khi trồng, tưới nước đẫm cho cây mau bén rễ. Duy trì độ ẩm hàng ngày bằng việc dùng bình tưới buổi sáng và buổi chiều. Vài ngày là cây sẽ xanh tốt trở lại.
Sau khoảng 1 tuần, cây đậu bắp đã lên cao, lúc này bạn nên bón thêm phân cho cây. Cứ 15 ngày bón 1 lần cho đến khi cây ra hoa đậu quả thì dừng.
Khi còn non lá có màu xanh nhạt, càng ngày lá sẽ càng đậm dần. Khi thấy cây ra quá nhiều lá và cành rậm rạp, bạn nên tỉa bớt cành nhánh sẽ giúp giàn được thông thoáng và thuận lợi cho cây đơm hoa kết trái tốt hơn. Chỉ vài ngày nữa dấu hiệu ra hoa sẽ bắt đầu.
Hoa của cây đậu bắp được hình thành từ nách lá, mọc thành từng chùm màu trắng hoặc xanh trông rất đẹp mắt.
Sau vài ngày hoa nở, những quả non đầu tiên sẽ mọc.
Dần dần những quả đậu bắp non lớn lên và đạt kích thước trưởng thành từ 10 đến 15cm, màu cũng đậm dần lên.
Bước 5: Thu hoạch thành quả
Không phải đợi quá lâu để cho thu hoạch, chỉ khoảng 1 tuần kể từ khi xuất hiện quả non, đậu bắp đã mọc sai chi chít trên cây. Đậu bắp khi thu hoạch có chiều dài khoảng 15-20cm.
Vậy là giờ đây gia đình bạn đã có một giàn đậu bắp sai trĩu quả có thể tự cung cấp rau sạch cho bữa ăn hàng ngày.
Sau 50-60 ngày từ khi trồng đậu bắp có thể bắt đầu thu trái, thu thành nhiều lứa. Sau khi thu cần tiêu thụ ngay trong thời gian 1-2 ngày, nếu để lâu trái bị già
Đậu bắp (mướp tây) được dùng để chế biến rất nhiều món ăn thông dụng như luộc, nướng, ăn sống…
Nhờ thành phần có nhiều chất xơ và và các vitamin, khoáng chất phong phú nên đậu bắp cũng nằm trong danh sách vị thuốc chữa được khá nhiều bệnh. Ngoài tác dụng chữa bệnh táo bón, giúp làm trắng và làm mịn da, giảm cân, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, tăng cường thị lực, làm đẹp tóc, đây cũng là loài cây cải thiện khả năng sinh lý cho phái mạnh.
Đậu bắp là một loại rau ăn quả, có thời gian sinh trưởng phát triển ngắn, ít sâu bệnh và thích nghi ở thời tiết nóng ẩm và có thể trồng được quanh năm. Tuy nhiên để trồng đậu bắp đạt năng suất cao nhất thì các bạn nên chú ý trồng vào thời điểm từ cuối tháng 2 đến tháng 3, thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9. Hoặc gieo từ cuối tháng 7 đến tháng 8, thu hoạch quả từ tháng 9 đến tháng 1, đầu tháng 2.
Cùng Ngon Sạch Lạ bắt tay vào trồng đậu bắp bạn nhé:
Bước 1: Làm đất
Nên chọn đất cát pha để thoát nước tốt, lưu ý tùy thuộc vào mùa vụ trồng mà xử lý đất theo các phương pháp khác nhau. Nếu trồng vào mùa mưa, bạn cần lên luống vừa rộng, vừa cao và dốc để dễ thoát nước. Ngược lại, nếu trồng vào mùa nắng, bạn cần làm đất kỹ theo hàng và gieo vào các hốc.
Bón lót: Cho phân (nên sử dụng các loại phân bón vô cơ trong danh mục cho phép) để vào rãnh, lấp đất phủ lên rồi gieo hạt vào.
Bước 2: Chọn hạt giống đạt chuẩn
Đậu bắp có thể trồng bằng hạt hoặc giâm cành nhưng khi bạn mới trồng lần đầu thì có thể lấy hạt từ những quả đã già hoặc mua hạt giống về và gieo hạt cho nảy mầm. Để có những cây đậu bắp sai quả, ban đầu bạn nên chọn những hạt giống có chất lượng tốt nhất bằng cách đem phơi cho thật khô sau đó tách ra bạn sẽ thấy hạt đậu bắp bên trong. Chọn những hạt sáng bóng to tròn để đem gieo sẽ cho tỷ lệ nảy mầm cao.
Hạt đậu bắp có màu nâu sẫm và to tròn.
Bước 3: Gieo hạt
Trước khi gieo hạt bạn nên ngâm số hạt đó vào trong nước ấm theo công thức 2 sôi - 3 lạnh để chúng ngấm no nước và ủ trong khăn ẩm khoảng nửa ngày cho hạt nứt nanh thì mới đem gieo. Lưu ý: Đậy trên bề mặt chậu sau khi gieo hạt vào đất. Khi hạt đã nhú mầm ra khỏi mặt đất thì mở tấm đậy ra.
Kiểm tra độ ẩm đất trong thời gian gieo hạt, nếu để đất khô hay quá ẩm hạt sẽ nảy mầm kém.
Sau 2-3 ngày hạt sẽ nảy mầm. Khi cây con được 7-10 ngày tuổi, lúc này sẽ đạt chiều cao khoảng 5 đến 10cm. Trong mỗi chậu bạn chọn từ 1-2 cây để giữ lại trồng và nhổ bớt cây còi cọc thiếu sức sống.
Bước 4: Chuyển nhà cho cây
Khi cây đạt chiều cao khoảng 20cm trở lên, bạn nên chuyển cây ra vườn trồng.
Lưu ý khi di chuyển cây đậu bắp sang ngôi nhà mới, nên bón lót một ít phân vô cơ bên dưới trước khi trồng cây xuống đất. Sau khi trồng, tưới nước đẫm cho cây mau bén rễ. Duy trì độ ẩm hàng ngày bằng việc dùng bình tưới buổi sáng và buổi chiều. Vài ngày là cây sẽ xanh tốt trở lại.
Sau khoảng 1 tuần, cây đậu bắp đã lên cao, lúc này bạn nên bón thêm phân cho cây. Cứ 15 ngày bón 1 lần cho đến khi cây ra hoa đậu quả thì dừng.
Khi còn non lá có màu xanh nhạt, càng ngày lá sẽ càng đậm dần. Khi thấy cây ra quá nhiều lá và cành rậm rạp, bạn nên tỉa bớt cành nhánh sẽ giúp giàn được thông thoáng và thuận lợi cho cây đơm hoa kết trái tốt hơn. Chỉ vài ngày nữa dấu hiệu ra hoa sẽ bắt đầu.
Hoa của cây đậu bắp được hình thành từ nách lá, mọc thành từng chùm màu trắng hoặc xanh trông rất đẹp mắt.
Sau vài ngày hoa nở, những quả non đầu tiên sẽ mọc.
Dần dần những quả đậu bắp non lớn lên và đạt kích thước trưởng thành từ 10 đến 15cm, màu cũng đậm dần lên.
Bước 5: Thu hoạch thành quả
Không phải đợi quá lâu để cho thu hoạch, chỉ khoảng 1 tuần kể từ khi xuất hiện quả non, đậu bắp đã mọc sai chi chít trên cây. Đậu bắp khi thu hoạch có chiều dài khoảng 15-20cm.
Vậy là giờ đây gia đình bạn đã có một giàn đậu bắp sai trĩu quả có thể tự cung cấp rau sạch cho bữa ăn hàng ngày.
Sau 50-60 ngày từ khi trồng đậu bắp có thể bắt đầu thu trái, thu thành nhiều lứa. Sau khi thu cần tiêu thụ ngay trong thời gian 1-2 ngày, nếu để lâu trái bị già
Đậu bắp (mướp tây) được dùng để chế biến rất nhiều món ăn thông dụng như luộc, nướng, ăn sống…
Nhờ thành phần có nhiều chất xơ và và các vitamin, khoáng chất phong phú nên đậu bắp cũng nằm trong danh sách vị thuốc chữa được khá nhiều bệnh. Ngoài tác dụng chữa bệnh táo bón, giúp làm trắng và làm mịn da, giảm cân, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, tăng cường thị lực, làm đẹp tóc, đây cũng là loài cây cải thiện khả năng sinh lý cho phái mạnh.
0 Comments: