Theo một kết quả khảo sát gần đây, cứ trong 5-6 người trên 60 tuổi thì có 1 người bị bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi thường khó điều trị và thường có những biến chứng phức tạp, nguy hiểm hơn những độ tuổi khác. Nếu như bệnh tiểu đường ở người cao tuổi được phát hiện sớm ở mức độ nhẹ kết hợp cùng việc điều trị và chăm sóc hợp lý, thì bệnh có thể thuyên giảm và khắc phục được.
Đừng chủ quan, hãy cùng xem căn bệnh tiểu đường ở người cao tuổi đem lại những rủi ro tiềm ẩn gì và
cách chăm sóc người bệnh như thế nào nhé.
Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi thường khó điều trị và thường có những biến chứng phức tạp, nguy hiểm hơn những độ tuổi khác. Nếu như bệnh tiểu đường ở người cao tuổi được phát hiện sớm ở mức độ nhẹ kết hợp cùng việc điều trị và chăm sóc hợp lý, thì bệnh có thể thuyên giảm và khắc phục được.
Đừng chủ quan, hãy cùng xem căn bệnh tiểu đường ở người cao tuổi đem lại những rủi ro tiềm ẩn gì và
cách chăm sóc người bệnh như thế nào nhé.
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường ở người cao tuổi
Nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường ở người cao tuổi là những thay đổi về chuyển hóa glucose. Do rối loạn tiết insulin và kháng insulin tăng lên theo tuổi. Ngoài ra, do người cao tuổi thường phải dùng nhiều loại thuốc có ảnh hưởng đến đường máu hoặc lối sống ít vận động.
Bên cạnh đó, những thói quen ăn uống không lành mạnh như thường xuyên ăn uống thức ăn chế biến sẵn có lượng đường hóa học cao, ăn quá nhiều chất béo động vật, dùng nước uống có gas mỗi ngày cũng hình thành nên căn bệnh tiểu đường ở người cao tuổi.
Nguy cơ tiềm ẩn từ bệnh tiểu đường ở người cao tuổi
So với những độ tuổi khác, bệnh tiểu đường ở người cao tuổi thường gặp nhiều khó khăn trong việc điều trị do thể chất và sức đề kháng của người già vốn suy yếu. Bệnh tiểu đường thường gây ra những nguy cơ sau cho người cao tuổi:
Xuất hiện thêm chứng bệnh tim mạch và mạch máu não. Đó là một trong những yếu tố đe dọa sự sinh tồn ở người bệnh cao tuổi.
Các biến chứng bệnh tiểu đường làm cho người cao tuổi bị tàn phế, bị liệt cũng là một mối đe dọa thường xuyên.
Biến chứng võng mạc, xuất huyết đáy mắt, đục thủy tinh thể là nguyên nhân làm cho người già bị mù lòa.
Biến chứng thần kinh ngoại vi và mạch máu não của bệnh tiểu đường thì thường làm hoại thư. Khi mức độ trở nên nghiêm trọng thì phải cắt cụt chân. Gây tàn phế suốt đời hoặc dẫn đến tử vong.
Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi còn kéo theo tình trạng giảm sút trí nhớ, mắc bệnh trầm cảm…
Vì vậy bạn cần chăm sóc cẩn thận và khoa học đối khi có người cao tuổi trong nhà mắc bệnh tiểu đường.
Các biến chứng bệnh tiểu đường làm cho người cao tuổi bị tàn phế, bị liệt cũng là một mối đe dọa thường xuyên.
Biến chứng võng mạc, xuất huyết đáy mắt, đục thủy tinh thể là nguyên nhân làm cho người già bị mù lòa.
Biến chứng thần kinh ngoại vi và mạch máu não của bệnh tiểu đường thì thường làm hoại thư. Khi mức độ trở nên nghiêm trọng thì phải cắt cụt chân. Gây tàn phế suốt đời hoặc dẫn đến tử vong.
Bệnh tiểu đường ở người cao tuổi còn kéo theo tình trạng giảm sút trí nhớ, mắc bệnh trầm cảm…
Vì vậy bạn cần chăm sóc cẩn thận và khoa học đối khi có người cao tuổi trong nhà mắc bệnh tiểu đường.
Cách chăm sóc người thân bị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi
Mục tiêu điều trị bệnh tiểu đường ở người cao tuổi là nhằm làm giảm các triệu chứng của đường máu cao như: mệt mỏi, khát nước nhiều, đái nhiều,… Phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng và các biến chứng cấp tính như hôn mê do đường huyết quá cao.
Bên cạnh việc dùng thuốc đúng chỉ dẫn của bác sĩ, thường xuyên thăm khám định kỳ thì việc chăm sóc bệnh tiểu đường ở người cao tuổi tại nhà cần lưu ý những điều sau:
Tập luyện thể dục thể thao điều độ: Bạn nên khuyến khích ông bà, cha mẹ thường xuyên tập thể dục, vận động nhẹ mỗi ngày như đi bộ, yoga, dưỡng sinh,...để tránh béo phì và những biến chứng của bệnh tiểu đường ở người cao tuổi.
Tập luyện thể dục thể thao điều độ: Bạn nên khuyến khích ông bà, cha mẹ thường xuyên tập thể dục, vận động nhẹ mỗi ngày như đi bộ, yoga, dưỡng sinh,...để tránh béo phì và những biến chứng của bệnh tiểu đường ở người cao tuổi.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường ở người cao tuổi : Người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường nên ăn uống thanh đạm, ăn nhiều rau xanh. Giảm bớt tinh bột, các thức ăn chứa nhiều mỡ có nguồn gốc động vật. Thay thế bằng thức ăn chứa chất béo có nguồn gốc thực vật như các loại đậu, lạc… Bên cạnh đó, nên hạn chế các thức ăn cung cấp chất đường nhanh, chủ yếu là những thức ăn có vị ngọt như bánh, kẹo, trái cây ngọt như mít, xoài, dứa….
Cần chú ý làm giảm cân nếu có béo phì hoặc thừa cân bằng chế độ ăn uống giảm calo. Nhưng vẫn phải bảo đảm các vitamin, nhất là vitamin nhóm B.
Chăm sóc vệ sinh cũng là điều quan trọng cần để ý với bệnh tiểu đường ở người cao tuổi : Làn da của người bị tiểu đường rất dễ bị tổn thương và khó điều trị, vì vậy việc giữ vệ sinh cá nhân rất cần thiết. Đặc biệt là bàn chân, bạn nên kiểm tra mỗi ngày để tránh người cao tuổi bị tổn thương.
Chăm sóc người cao tuổi vừa là trách nhiệm vừa là tình thương yêu. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích về bệnh tiểu đường ở người cao tuổi để chăm sóc tốt hơn cho người thân trong gia đình nhé.
0 Comments: